Yên Bình - huyện đầu tiên xây dựng bản đồ phòng, chống thiên tai

  • Cập nhật: Thứ ba, 1/10/2019 | 8:09:24 AM

YênBái - Việc xây dựng bản đồ phòng, chống ứng phó thiên tai cụ thể, chi tiết là điều kiện tốt để mỗi tổ chức, người dân huyện Yên Bình thực hiện phòng ngừa, giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai cũng như thuận lợi trong phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

Thực hiện Luật Phòng, chống thiên tai (PCTT) và các chỉ thị, văn bản, hướng dẫn các cấp, đặc biệt để chủ động các phương án ứng phó với thiên tai, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, các công trình trọng yếu; kịp thời di dời, sơ tán dân ở khu vực xung yếu, có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, đá, lũ ống, lũ quét đến nơi an toàn... huyện Yên Bình đã xây dựng bản đồ phòng, chống ứng phó thiên tai cụ thể, chi tiết để thực hiện.


Huyện Yên Bình hầu như năm nào cũng bị ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai, gây thiệt hại rất lớn về người và của. Không chỉ vậy, nó còn kìm hãm phát triển kinh tế - xã hội. Điển hình như năm nay, tuy mới bước vào mùa mưa bão, nhưng người dân trong huyện đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề, với 296 nhà bị thiệt hại, trong đó, sập hoàn toàn 3 nhà, còn lại bị tốc mái và chủ yếu ở các xã vùng thượng huyện; trên 109 ha lúa, hoa màu bị ảnh hưởng; 87 lồng nuôi cá bị hư hỏng... ước thiệt hại trên 10 tỷ đồng. 

Từ thực tế đó, huyện Yên Bình đã chủ động xây dựng bản đồ phòng, chống ứng phó thiên tai cụ thể, chi tiết đến từng thôn, bản, xã, thị trấn để lấy đó làm cơ sở trong PCTT. 

Ông Lã Tuấn Hưng - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: phương châm chỉ đạo của huyện và cũng là yêu cầu trong PCTT và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) là tất cả các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể, xã, thị trấn quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương châm "bốn tại chỗ” và nguyên tắc "phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”. 

"Người dân theo dõi chặt chẽ diễn biến của thiên tai, nghiêm chỉnh chấp hành các mệnh lệnh, hướng dẫn, cảnh báo của chính quyền, cơ quan chức năng; đồng thời, chủ động, nâng cao ý thức tự giác tham gia cùng chính quyền, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương trong phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai gây ra” - ông Hưng nói. 

Trên cơ sở thực tiễn, Yên Bình đã rà soát và xây dựng phương án phòng, chống ứng phó tình huống sạt lở đất, đá, lũ quét, ngập úng tại 26 xã, thị trấn rất chi tiết. Xác định trên bản đồ các vị trí có nguy cơ cao về sạt lở, lũ quét, ngập úng và thuyết minh phương án di dời người dân đến nơi an toàn. 

Điển hình như xây dựng nội dung trên bản đồ về tình huống ứng phó sạt lở đất đá ở 99 thôn, tổ với 558 hộ dân tại 23 xã và 2 thị trấn với 170 vị trí. Cụ thể, xã Xuân Lai, các hộ có nguy cơ ảnh hưởng bởi sạt lở đất đá có 3 vị trí với 40 hộ dân tại thôn Cà Lồ, trong đó, 30 hộ trong vùng nguy hiểm (1 vị trí). Vị trí sạt lở đất đá nằm trên tỉnh lộ 170, bố trí lực lượng tại chỗ 50 người; phương tiện xe ô tô 2 chiếc, máy xúc 1 chiếc. 

Phương án di dời người dân đến nhà văn hóa thôn và hộ dân lân cận. Tại thôn Cây Mơ với 10 hộ trong vùng nguy hiểm (2 vị trí), bố trí lực lượng tại chỗ 50 người; phương tiện xe ô tô 2 chiếc, máy xúc 1 chiếc và phương án di dời người dân đến nhà văn hóa thôn và hộ dân lân cận. Hay như đối với lũ ống, lũ quét, Yên Bình xác định có 22 vị trí ở 17 thôn, tổ với 45 hộ dân tại 12 xã, thị trấn. 

Chẳng hạn, tại xã Xuân Long có 5 vị trí ở 2 thôn với 10 hộ dân. Cụ thể, tại thôn 1 với 2 hộ trong vùng nguy hiểm (2 vị trí), bố trí lực lượng tại chỗ 30 người; phương tiện tại chỗ xe ô tô 2 chiếc; vị trí 1 (1 hộ) lũ ống, lũ quét cách tỉnh lộ 170, 70 m (đường xóm) di dời đến hội trường thôn; vị trí 2 (1 hộ) lũ ống, lũ quét cách tỉnh lộ 170, 200 m (đường xóm), di dời đến hội trường thôn. 

Tại thôn 2 với 7 hộ trong vùng nguy hiểm (2 vị trí); vị trí 1 (1 hộ) cách đường liên xã Ngọc Chấn - Xuân Long 700m; tại thôn 6 với 1 hộ trong vùng nguy hiểm, vị trí 1 cách đường liên thôn Ngòi Lẵn - Nà Ta 5 km (đi theo suối); bố trí lực lượng tại chỗ 30 người; di dời đến hội trường thôn... 

Trong ngập úng, có 8 xã và thị trấn Yên Bình với 13 điểm ngập úng, 13 điểm có nguy cơ ngập úng... huyện xây dựng bản đồ và phương án rất cụ thể. Cùng với đó, phân công trách nhiệm cụ thể của mỗi cơ quan, đơn vị và các tổ chức, lực lượng theo chức năng nhiệm vụ có kế hoạch cụ thể, trước mắt và lâu dài. 

Có thể nói, việc xây dựng bản đồ phòng, chống ứng phó thiên tai cụ thể, chi tiết là điều kiện tốt để mỗi tổ chức, người dân thực hiện phòng ngừa, giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai cũng như thuận lợi trong PCTT, TKCN.

Ngọc Trúc

Tags Yên Bình chống thiên tai

Các tin khác
VietinBank dự kiến mở bán Trái phiếu ra công chúng đợt 2 vào đầu tháng 10/2019.

VietinBank vừa đóng sổ phát hành thành công 4.000 tỷ đồng trái phiếu thứ cấp năm 2019 ra công chúng.

Ông Tiền Khắc Minh, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc vừa tung ra thị trường 10.000 tấn thịt lợn trong kho dự trữ trung ương, nhằm ổn định giá cả và nguồn cung loại thực phẩm này.

Nhân dân xã Nghĩa Phúc vệ sinh đường liên thôn, liên xã.

Xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ chủ yếu sống bằng nghề nông, kinh doanh nhỏ lẻ và có 517 hộ, 7 dân tộc sinh sống ở 5 thôn, bản.

Chị Vũ Thị Hằng ở thôn Đoàn Kết, xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên chăm sóc gà.

Từ đầu năm đến nay, người chăn nuôi trong tỉnh hứng chịu 2 trận dịch bệnh trên đàn lợn là dịch lở mồm long móng và bệnh dịch tả lợn châu Phi (BDTLCP). Trước tình hình BDTLCP vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, người chăn nuôi chưa thể tái đàn nên đã chủ động chuyển đổi sang các giống vật nuôi khác: gia cầm, gia súc ăn cỏ, phát triển chăn nuôi thủy sản để tăng thu nhập, bù đắp sản lượng thực phẩm thiếu hụt, đáp ứng nhu cầu, ổn định thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục