“Cây vàng” Viễn Sơn

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/10/2019 | 8:19:36 AM

YênBái - Là người trồng quế lâu năm, ông Triệu Tiến Bảo ở thôn Khe Lợ luôn trân trọng loại cây đem lại ấm no cho người Dao nơi đây...

Viễn Sơn chú trọng phát triển diện tích quế (ảnh minh họa).
Viễn Sơn chú trọng phát triển diện tích quế (ảnh minh họa).


Xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên, có 854 hộ, 3.554 khẩu và đồng bào Dao chiếm khoảng 76% dân số. Phát huy tiềm năng, thế mạnh đồi rừng, hàng năm, xã chỉ đạo, vận động đồng bào tập trung trồng mới từ 150 - 200 ha quế, nâng tổng diện tích quế lên trên 2.700 ha.

Là người trồng quế lâu năm, ông Triệu Tiến Bảo ở thôn Khe Lợ luôn trân trọng loại cây đem lại ấm no cho người Dao nơi đây, nên dù có lúc giá cả bấp bênh, nhiều hộ phá bỏ quế trồng các loại cây khác, song ông Bảo coi cây quế luôn là "người bạn” không thể tách rời và năm nào ông cũng trồng mới từ 1 đến 2 ha quế vào diện tích đất trống, diện tích vừa khai thác. 

Ông Bảo chia sẻ: "Hiện, tôi có trên 15 ha quế, trong đó, 10 ha đang khai thác cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm”. 

Ông Bảo còn tạo việc làm thời vụ cho trên 10 lao động với thu nhập 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Ông Trần Văn Tráng ở thôn Khe Dứa có diện tích quế trên 20 ha; trong đó, phần lớn đang trong thời kỳ khai thác, mang lại thu nhập bình quân mỗi năm từ 150 - 200 triệu đồng. 

Ông Tráng đã xây được nhà cao tầng, mua xe máy, ti vi, các vật dụng đắt tiền. Ông Tráng chia sẻ: cây quế hợp với thổ nhưỡng nơi đây, nên cứ trồng, chăm sóc là sinh trưởng tốt cho thu hoạch nhanh và đây đúng nghĩa là "cây vàng”.

Hàng năm, Viễn Sơn có trên 200 hộ trồng quế có mức thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên và giải quyết việc làm ổn định cho trên 1.000 lao động. Không chỉ phát triển ổn định diện tích, xã còn tạo điều kiện để người dân chủ động nâng cao giá trị các sản phẩm từ cây quế. 

Theo đó, một số hộ mạnh dạn đầu tư máy móc, phương tiện chế biến các sản phẩm từ quế như: chưng cất tinh dầu, mua ô tô vận tải nguyên liệu quế, chế biến gỗ quế. Xã hiện có 1 doanh nghiệp chưng cất tinh dầu quế, nhiều cơ sở thu mua các sản phẩm quế và thường xuyên giải quyết việc làm cho trên 300 lao động với mức thu nhập từ 5 triệu đồng/người/tháng trở lên. Điển hình như cơ sở sản xuất của ông Trần Hồng Quân, ông Trần Văn Tráng ở thôn Khe Dứa… 

Ông Bàn Phúc Hín - Chủ tịch UBND xã Viễn Sơn cho biết: việc mở rộng diện tích quế, hình thành các cơ sở chế biến sản phẩm từ quế đã tạo việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động với nguồn thu nhập khá ổn định, góp phần vào công cuộc giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương. 

Đặc biệt, việc xây dựng mô hình kết hợp du lịch sinh thái rừng quế gắn liền với bản sắc văn hóa dân tộc Dao đã, đang và sẽ là nét văn hóa đặc sắc của Văn Yên thu hút du khách.

Trần Ngọc

Tags Viễn Sơn quế Văn Yên

Các tin khác
Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh cùng cán bộ kiểm lâm huyện Yên Bình khảo sát năng suất rừng trồng tại huyện Yên Bình.

Để khuyến khích người dân trồng rừng gỗ lớn, tỉnh Yên Bái chỉ đạo rà soát, đánh giá diện tích đất trống và rừng trồng sản xuất hiện có để xác định diện tích có thể chuyển hóa sang kinh doanh gỗ lớn. Đồng thời đã lập quy hoạch chuyển hóa rừng sang kinh doanh gỗ lớn 4.300 ha keo tại huyện Yên Bình và Trấn Yên.

Vụ đông năm 2019, huyện Văn Yên sẽ gieo trồng khoảng trên 2.350 ha. Trong đó, ngô đông 1.750 ha trở lên; 500 ha cây hoa màu các loại như rau, đậu đỗ và 100 ha khoai lang.

Ảnh minh họa

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Nghị định về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

Cùng với việc thay đổi mức vay, thời hạn vay vốn cũng được tăng từ không quá 60 tháng lên tối đa 120 tháng.

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay tối đa là 2 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 1 người lao động được tạo việc làm...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục