Nhìn lại cuộc giám sát bồi thường, hỗ trợ tái định cư ở thành phố Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ hai, 7/10/2019 | 8:19:21 AM

YênBái - Từ cuộc giám sát việc triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các công trình, dự án trên địa bàn, Thường trực HĐND thành phố Yên Bái đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế mà UBND các phường, xã và cơ quan chuyên môn của UBND thành phố cần khắc phục.

Năm 2019, thành phố Yên Bái triển khai thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 25 công trình, dự án 4 công trình trọng điểm của tỉnh; 6 công trình thuộc dự án "Chương trình đô thị miền núi phía Bắc thành phố Yên Bái”; 11 công trình, dự án khác; 4 công trình phát triển quỹ đất, tổng số cá nhân, hộ gia đình thu hồi 1.467 hộ 15 tổ chức với diện tích 197,615 ha.


Ông Trần Phượng - Phó Chủ tịch HĐND thành phố cho biết: "Để đảm bảo công khai, minh bạch, cùng với thực hiện giám sát (GS) đối với UBND thành phố và UBND các xã, phường theo kế hoạch, chúng tôi đã nghe ý kiến đại diện của một số bí thư chi bộ, tổ trưởng nhân dân, trưởng thôn và một số hộ dân thuộc diện thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cũng như ý kiến tham gia của các thành viên trong đoàn GS và thống nhất kết luận”. 

Qua GS nhận thấy, UBND thành phố trong việc chỉ đạo, điều hành các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã, phường triển khai thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các công trình, dự án theo đúng nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố, đảm bảo các quy định của pháp luật; đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các quy định của Nhà nước về giải phóng mặt bằng (GPMB), thành lập các tổ công tác trực tiếp xuống cơ sở nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, tổ chức nhiều cuộc đối thoại để giải quyết các vướng mắc trong GPMB… 

Tuy nhiên, quản lý đất đai, quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng có mặt còn bất cập; việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa; lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các xã, phường gặp nhiều khó khăn do một số quy hoạch còn chồng chéo dẫn đến việc số lượng hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đạt yêu cầu thấp, ảnh hưởng đến số thu ngân sách của đơn vị và thành phố.

Những địa bàn GS còn tình trạng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, xây dựng trái giấy phép; hoạt động đánh đất, đổ đất không phép, vận chuyển đất không che, chắn đảm bảo gây rơi, vãi đất đá trên đường vẫn diễn ra; việc tham mưu giải quyết, trả lời đơn thư, kiến nghị của công dân tại các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, phường còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ GPMB.

Cùng đó là công tác phối hợp giữa chủ đầu tư công trình, dự án với UBND các xã, phường có nơi còn chưa chặt chẽ, chưa thống nhất dẫn đến việc thắc mắc của người dân; công tác chỉnh lý, biến động đất đai hàng năm chưa được thực hiện đầy đủ, chưa kịp thời ảnh hưởng đến công tác quản lý nói chung và gây vướng mắc khi thực hiện GPMB.

Những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế được chỉ ra; trong đó, có những nguyên nhân chủ quan rất đáng lưu ý, đó là: công tác tham mưu điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết của thành phố chưa được thực hiện thường xuyên ảnh hưởng đến việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm của thành phố và các xã, phường; việc điều chỉnh bản đồ thu hồi đất và xây dựng giá đất bồi thường cụ thể chậm ảnh hưởng đến tiến độ GPMB. 

Ngoài ra, trình độ của một số cán bộ làm công tác GPMB còn hạn chế, chưa chuyên nghiệp, vẫn còn xảy ra sai sót trong quá trình lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tham mưu giải quyết đơn thư, khiếu nại về công tác GPMB... 

Qua thực tế GS thấy rằng, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền để cán bộ, nhân dân nâng cao ý thức chấp hành công tác GPMB, UBND thành phố Yên Bái cần chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với các xã, phường điều chỉnh quy hoạch xây dựng phù hợp với quy hoạch đất đai, quy hoạch sử dụng đất của thành phố và các xã, phường; chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án; quan tâm bổ sung nhân lực và cơ sở vật chất cho cơ quan chuyên môn. 

Cùng đó, các cơ quan chuyên môn như Phòng Tài nguyên và Môi trường phải làm tốt việc hướng dẫn các xã, phường làm tốt rà soát, đối chiếu quy hoạch các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất đảm bảo về chất lượng, số lượng trước khi trình các cấp có thẩm quyền; tiếp tục làm tốt công tác tham mưu trong GPMB như: thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, ban hành các quyết định phê duyệt, cưỡng chế thu hồi, giao đất cho cá nhân, hộ gia đình… 

Văn phòng Đăng ký đất đai và Phát triển quỹ đất thành phố chủ động nắm bắt tình hình, báo cáo, xử lý kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; tạo dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, biết giải thích cho nhân dân hiểu; đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của từng cán bộ tham gia GPMB để hạn chế những sai sót xảy ra, nhất là trong việc kiểm đếm, áp giá đền bù. 

UBND các xã, phường phải làm tốt việc tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của thành phố về thực hiện GPMB các công trình với nội dung thiết thực, hình thức phù hợp, gắn tuyên truyền với vận động, giải thích, thuyết phục để mỗi người dân, tổ chức hiểu để thực hiện; tiếp thu những kiến nghị của nhân dân để tập trung giải quyết ngay tại cơ sở... 

Từ cuộc GS này ở thành phố Yên Bái, giúp các địa phương khác xem xét, tự đánh giá nhằm thực hiện tốt các chính sách, quy định của Nhà nước ở lĩnh vực vốn được coi là nhạy cảm, góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã hội.

Quang Tuấn

Các tin khác
Rừng phòng hộ đầu nguồn được bảo vệ tốt.

Là tỉnh miền núi, những năm qua, tỉnh Yên Bái luôn chú trọng trồng, bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020.

Nhờ chất lượng phục vụ tốt, nên Phòng Giao dịch BIDV Hồng Hà tại thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên thu hút đông khách đến giao dịch.

Hết năm 2018 và 9 tháng năm 2019, mạng lưới các phòng giao dịch đóng góp tới 74% tổng nguồn vốn huy động và 34% dư nợ tín dụng của toàn chi nhánh, phát triển nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử.

Thừa ủy quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Khánh trao Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới của UBND tỉnh cho xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình. (Ảnh: T.L)

Phát huy và khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế nông nghiệp, từng bước đưa tỉnh Yên Bái thành một trong những tỉnh trọng điểm trong khu vực miền núi phía Bắc về sản xuất nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ...

Năm 2016, Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể

Vừa qua, tỉnh Yên Bái đã ban hành Đề án "Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2030”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục