Chào mừng Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần III năm 2019: Tiềm năng vùng quế

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/10/2019 | 8:01:40 AM

YênBái - Cấp ủy, chính quyền huyện Văn Yên mong muốn và kỳ vọng nâng Lễ hội Quế của huyện lần thứ III năm 2019 lên một tầm cao mới nhằm tạo nên một hoạt động văn hóa truyền thống, thường niên, mang sắc thái riêng của huyện.

Lãnh đạo huyện Văn Yên thăm lớp đào tạo nghề chế tác quế mỹ nghệ.
Lãnh đạo huyện Văn Yên thăm lớp đào tạo nghề chế tác quế mỹ nghệ.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Văn Yên trong nhiều nhiệm kỳ luôn xác định quế là cây chủ lực trong phát triển kinh tế lâm nghiệp và xóa đói giảm nghèo. Theo đó, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương trên địa bàn có biện pháp duy trì diện tích và sản lượng. 

Cùng với đó là khai thác phù hợp, bảo tồn nguồn gen quý giống quế bản địa; ban hành nhiều chủ trương, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp trong lĩnh vực trồng, chế biến, kinh doanh các sản phẩm quế phát triển. Hàng năm, diện tích quế trồng mới và trồng vào diện tích đã khai thác trên địa bàn huyện đạt từ 1.800 - 2.000 ha/ năm. Nhờ đó, đến nay, huyện Văn Yên đã hình thành vùng nguyên liệu quế rộng khắp 27/27 xã, thị trấn với trên 40.000 ha quế. 

Cây quế mang lại giá trị rất lớn cho người trồng quế, bởi tất cả các bộ phận của quế như: vỏ, thân gỗ, lá, rễ đều có giá trị sử dụng trong một số ngành dược liệu, mỹ phẩm, xây dựng và đời sống nên đều có thể trở thành hàng hóa. Với giá trị như vậy, cây quế ngày càng khẳng định được vị thế là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng của người dân Văn Yên. 

Mỗi năm, huyện Văn Yên xuất ra thị trường khoảng 6.000 tấn vỏ quế khô các loại; sản lượng cành lá quế đạt khoảng 63.000 tấn/năm; sản lượng tinh dầu đạt khoảng 300 tấn/năm; sản lượng gỗ quế đạt gần 51.000 m3/năm. Nhiều hộ người Dao có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ rừng quế, hàng ngàn gia đình có cuộc sống ổn định và trở nên giàu có nhờ cây quế. Nguồn thu từ cây quế mang lại cho người dân Văn Yên mỗi năm trên 600 tỷ đồng, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giúp cho địa phương thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020.

Những năm qua, huyện Văn Yên đã có nhiều giải pháp để phát triển vùng quế ổn định và bền vững. Đi đôi với việc vận động nhân dân trồng quế theo vùng nguyên liệu tập trung với các giống quế chất lượng cao, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, huyện đặc biệt chú trọng  xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu quế bằng việc xác lập quyền chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm, tập trung vào các xã vùng cao nhằm bảo tồn nguồn gen có giống tốt. 

Thực hiện đề án bảo tồn nguồn giống quế lá nhỏ, ngọn đỏ bản địa, huyện đã lựa chọn được 90 cây quế khỏe mạnh, sạch bệnh, đường kính thân trên 30 cm, chiều cao 15 m ở các xã: Đại Sơn, Viễn Sơn, Xuân Tầm để bảo tồn nguồn gen. Ngoài ra, còn bảo tồn 14,5 ha quế tập trung ở các xã: Mỏ Vàng, Đại Sơn, Viễn Sơn, Nà Hẩu để làm nguồn giống cung ứng cho việc trồng quế hằng năm và phục vụ du lịch sinh thái. 

Tháng 1/2010, Cục Sở hữu trí tuệ của Bộ Khoa học và Công nghệ đã có quyết định chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Quế Văn Yên. Như vậy, huyện Văn Yên sở hữu vùng quế lớn thứ nhất trong cả nước với giống quế được coi là tốt nhất và là sản phẩm thứ 16 trên toàn quốc được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm. 

Để tạo mối liên kết giữa người trồng, chế biến, kinh doanh các sản phẩm từ quế. Huyện Văn Yên triển khai thực hiện nhiều cơ chế, chính sách như: hỗ trợ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ rừng trồng sản xuất; tập huấn cho người trồng quế cách thức trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ quế đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, thành lập Hiệp hội Chế biến và kinh doanh tinh dầu quế. 

Đến nay, trên địa bàn huyện có 11 cơ sở chưng cất tinh dầu quế, 16 doanh nghiệp, HTX gia công sơ chế, kinh doanh quế vỏ. Ngoài ra, còn có hàng trăm cơ sở thu mua, gia công, sơ chế, kinh doanh các sản phẩm quế; trên 200 cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh giống quế; hàng năm, huyện gieo ươm trên 30 triệu cây giống quế cung ứng cho các địa phương trong, ngoài huyện.



Nông dân Văn Yên khai thác vỏ quế. 

Vượt qua những thăng trầm, biến động của cơ chế thị trường, cây quế Văn Yên vững vàng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện môi trường sinh thái, khai thác tốt tiềm năng lợi thế trong vùng. 

Quế trở thành cây kinh tế chủ lực của riêng Văn Yên và là một trong số những cây kinh tế chính tham gia vào thị trường xuất khẩu nông - lâm sản của tỉnh Yên Bái. Quế vỏ, tinh dầu và các đồ thủ công mỹ nghệ từ quế được sản xuất, tiêu thụ theo đơn đặt của khách hàng, tiêu thụ thị trường trong nước và xuất khẩu sang thị trường quốc tế như: Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Băng - La - Đét, Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Sing - Ga - Po, Mỹ, Anh, Hà Lan, Nga... Gỗ quế được các cơ sở, hợp tác xã thu mua, sản xuất ván bóc, xẻ thanh bao bì, xẻ nan bán cho Đài Loan, Trung Quốc. Ngoài ra, gỗ quế còn được sử dụng trong các công trình xây dựng.

Với những ưu thế vượt trội là cây trồng đa lợi ích, giá trị kinh tế cao, cây quế tiếp tục được xác định là cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế của Văn Yên trong nhiều năm tới. Trên cơ sở Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV, huyện Văn Yên đã quy hoạch diện tích và ổn định vùng quế chất lượng cao để không bị ảnh hưởng uy tín, thương hiệu. 

Đồng thời, chỉ đạo phát triển sản xuất quế theo hướng quế hữu cơ theo các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế như: VietGAP, GACP-WHO…; khuyến khích, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm quế gắn với thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại địa phương; xây dựng và phát triển các chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm đối với nhiều sản phẩm từ quế; tư vấn, hỗ trợ, thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia chế biến sâu các sản phẩm quế đủ tiêu chuẩn xuất khẩu trực tiếp; củng cố các cụm công nghiệp gắn với quy hoạch các cơ sở chế biến vỏ quế, gỗ quế và tinh dầu quế theo hướng bền vững; củng cố kết cấu hạ tầng giao thông tạo điều kiện cho người dân trồng, tiêu thụ sản phẩm quế. 

Cùng với đó, huyện đã và đang tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp quế phát triển bền vững; đồng thời, chú trọng khai thác, phát triển du lịch sinh thái vùng quế.

Năm 2019, huyện Văn Yên tiếp tục được UBND tỉnh chỉ đạo và cho phép tổ chức Lễ hội Quế lần thứ III. Với tinh thần kế thừa cách thức, kinh nghiệm của 2 lần tổ chức thành công Lễ hội Quế, cấp ủy, chính quyền huyện Văn Yên mong muốn và kỳ vọng nâng Lễ hội Quế của huyện lần thứ III năm 2019 lên một tầm cao mới nhằm tạo nên một hoạt động văn hóa truyền thống, thường niên, mang sắc thái riêng của huyện, gắn kết phát triển sản xuất, tiêu thụ và quảng bá thương hiệu các sản phẩm quế Văn Yên trên thị trường. 

Đồng thời, giới thiệu hình ảnh miền đất, con người Văn Yên đến với bạn bè gần xa, thu hút đầu tư, hợp tác kinh tế, văn hóa, du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Vũ Quang Hải - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên

Tags Quế Văn Yên lễ hội quế quế vỏ tinh dầu quế người Dao

Các tin khác
Container hàng hóa được xếp tại cảng ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Theo báo cáo của WB, tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2019 sẽ ở mức 5,8%, thấp hơn so với mức 6,3% của năm 2018.

Đặc thù của huyện vùng cao địa hình hiểm trở, việc xây dựng các tuyến đường giao thông tỏa về các thôn, bản ở huyện Mù Cang Chải trước đây gặp rất nhiều trở ngại thì nay, những chủ trương, quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân đã tạo nên sức mạnh tổng hợp để mang đến những con đường “ý Đảng - lòng dân”, tạo sự đổi thay rõ nét diện mạo nông thôn vùng cao, đưa kinh tế của huyện ngày càng đạt được nhiều bước tiến mới.

Phó Thủ tướng Chính Phủ Trịnh Đình Dũng, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung và các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng thông xe, đưa vào khai thác tuyến Vành đai 3 dưới thấp, đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long.

Hà Nội thông xe, đưa vào khai thác đường Vành đai 3 dưới thấp, đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long đúng dịp kỷ niệm 65 năm giải phóng Thủ đô.

Sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng góp phần vào tăng trưởng thu ngân sách của huyện Yên Bình.

Đến thời điểm này, huyện Yên Bình thu ngân sách được 143,9 tỷ đồng, bằng 69,2% dự toán, tăng 37,3% so với cùng kỳ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục