Chính phủ tính phương án nhập khẩu thịt lợn

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/10/2019 | 2:41:30 PM

Phương án nhập khẩu thịt lợn để bình ổn giá thịt trong nước đã được tính đến trong kịch bản ứng phó với giá thịt lợn tăng cao của Chính phủ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Tổng cục Thống kê được giao khẩn trương đánh giá tình hình cung cầu thịt lợn, gồm cả thịt lợn hơi và thành phẩm đến cuối năm 2019.

Để ổn định giá thịt lợn đến cuối năm, đặc biệt là Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá yêu cầu các đơn vị tính đến phương án nhập khẩu thịt lợn từ các thị trường có quan hệ thương mại với Việt Nam để bù đắp thiếu hụt nguồn cung trong nước.

Tổng cục Thống kê đánh giá tác động của giá thịt lợn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI); phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan để bảo đảm mục tiêu kiểm soát CPI năm 2019 và 2020 theo mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao.

Các đơn vị báo cáo Chính phủ những nội dung trên trước ngày 21/10.

(Theo VTV)

Các tin khác

Ngày 16/10, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Việt Nam đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định về tổ chức mạng lưới và công tác cán bộ hệ thống Agribank trên địa bàn Yên Bái.

6 tháng đầu năm 2019, sản lượng khai thác thủy sản của Yên Bình đạt trên 4.400 tấn, dự ước cả năm đạt trên 8.500 tấn.

Một vài năm trở lại đây, cùng với các ngành kinh tế khác, chăn nuôi thủy sản đã và đang thực sự là một ngành kinh tế quan trọng trong xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Bình. Diện tích, sản lượng, chất lượng thủy sản ngày một nâng cao, giá trị sản lượng hàng năm đạt hàng trăm tỷ đồng. Yên Bình đã và đang quan tâm làm tốt công tác quy hoạch, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, vụ mùa năm nay toàn tỉnh đưa vào gieo cấy 22.316 ha và thời điểm này đã thu hoạch trên 70%. Theo đánh giá sơ bộ, năng suất lúa mùa ước đạt 4,68 tấn/ha, tăng 0,15 tấn/ha so với mùa trước, sản lượng đạt 104.500 tấn.

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Theo số liệu của Bộ Giao thông vận tải, tổng các nguồn vốn đã được huy động dành cho giao thông nông thôn trong giai đoạn 2010 - 2019 là 366.246 tỷ đồng. Trong đó, 12.707 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA, đối ứng của Chính phủ và đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân bằng hình thức xã hội hóa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục