Nuôi gà hàng hóa ở Nà Hẩu

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/10/2019 | 8:07:42 AM

YênBái - Vài năm trở lại đây, một bộ phận người dân ở xã Nà Hẩu (Văn Yên) đã xây dựng mô hình nuôi gà đen địa phương theo hướng hàng hóa. Toàn xã Nà Hẩu hiện đã có 12 hộ dân xây dựng mô hình nuôi gà đen hàng hóa với quy mô trung bình khoảng 200 con/hộ.

Người dân xã Nà Hẩu chăm sóc gà đen.
Người dân xã Nà Hẩu chăm sóc gà đen.

Anh Giàng A Lử ở thôn Trung Tâm là hộ nghèo từ năm 2014. Tháng 7/2019, anh được hỗ trợ 200 con gà đen giống, được cán bộ Trung tâm Dịch vụ, hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Văn Yên hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi. Anh tâm sự: "200 con gà này sẽ là nguồn sản phẩm bán ra thị trường, đem lại thu nhập giúp tôi thoát nghèo”. 

Với quan điểm ấy, anh Lử đã tập trung chăm sóc đàn gà, chuồng nuôi vệ sinh sạch sẽ, che chắn mưa gió, lắp thêm đèn sưởi, quạt mát để nuôi gà. Anh thường xuyên kiểm tra, tích cực tự học, tự tích lũy kinh nghiệm. Lứa gà đầu tiên chỉ còn khoảng tháng nữa sẽ được xuất bán, hiện đã được các chủ quán, thương lái đặt mua toàn bộ với giá khoảng 150.000 đồng/kg. Dự kiến, lứa gà này, anh Lử thu về 18 triệu đồng. 

Cùng ở thôn Trung Tâm, gia đình anh Hoàng A Diêu đầu tư 40 triệu đồng xây dựng chuồng trại kiên cố, có cả một khu vực nhỏ để làm sân chơi cho gà. Hiện nay, đàn gà đã lên đến gần 400 con. Anh cho biết: "Tôi đang nuôi gối lứa để đảm bảo lúc nào cũng có gà xuất bán. Khi gà được 2 tháng tuổi, tôi sẽ nuôi theo hình thức chăn thả trong toàn bộ diện tích đồi của gia đình đã quây lưới để gà tự do hoạt động, thịt chắc, ngon hơn và giá cả sẽ được cao hơn. Lứa gà đầu tiên, tôi đã bán được hơn 100 con, chủ yếu là bán lẻ, thu về 15 triệu đồng”. 

Xã Nà Hẩu hiện đã có 12 hộ dân xây dựng mô hình nuôi gà đen hàng hóa với quy mô trung bình khoảng 200 con/hộ. Họ là những người đồng bào dân tộc thiểu số vốn quen sản xuất tự cung tự cấp nay đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, mạnh dạn đầu tư, tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tạo ra sản phẩm chất lượng. Tuy nhiên, trước mắt, sản phẩm tạo ra mặc dù đang không cung cấp đủ cho thị trường nhưng chủ yếu vẫn là bán lẻ trong huyện, chưa có nơi tiêu thụ ổn định. 

Theo ông Vũ Xuân Bá - Chủ tịch UBND xã Nà Hẩu cho biết: "Huyện đang xây dựng các tour và thực hiện các điểm khai thác du lịch nội huyện, trong đó, Nà Hẩu là một địa điểm trong hành trình khám phá trải nghiệm với các hạng mục: khu nghỉ dưỡng, hệ thống hang động, rừng nguyên sinh tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu gắn với ẩm thực của người Mông như gà đen, ốc rạ, bánh dày. Bởi vậy, việc phát triển các mô hình nuôi gà đen theo hướng hàng hóa, quy mô phù hợp là hướng đi đúng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ về lâu về dài, nâng cao đời sống của nhân dân”.

Hoài Anh

Các tin khác
Nhờ nguồn vốn vay tín dụng chính sách, nhiều hộ dân xã Kiên Thành đầu tư phát triển kinh tế đồi rừng, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo.

Là xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên, xã Kiên Thành có 953 hộ, 4.119 nhân khẩu, gồm 7 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó 84% là dân tộc Tày, Dao, Kinh còn lại các dân tộc khác.

Dự báo trong những tháng cuối năm, sản lượng thịt lợn hơi sẽ giảm 200.000 tấn so với năm trước.

Tổng lượng thực phẩm không bị xáo trộn bởi sản lượng các sản phẩm chăn nuôi khác đều tăng cùng nhiều giải pháp giải bài toán thiếu thịt lợn.

Ảnh minh họa

Để đảm bảo quyền lợi của hành khách đi tàu, Đường sắt Việt Nam đã đưa ra một số khuyến cáo với hành khách mua vé tàu Tết 2020.

Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ thị trường bất động sản

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải kiểm soát chặt chẽ thị trường bất động sản, đồng thời thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục