Trấn Yên không tái đàn lợn tại vùng có bệnh dịch tả lợn châu Phi

  • Cập nhật: Thứ năm, 31/10/2019 | 8:05:43 AM

YênBái - Bệnh dịch tả lợn châu Phi (BDTLCP) xuất hiện ổ dịch đầu tiên ở Trấn Yên tại thôn Liên Hiệp, xã Minh Quân từ ngày 9/5/2019 và trong tháng 5 xuất hiện dịch bệnh tại xã Minh Quân, Quy Mông, thị trấn Cổ Phúc. Đến tháng 9, bệnh dịch đã xảy ra ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, huyện Trấn Yên chủ trương không tái đàn tại vùng dịch.

Lãnh đạo xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên tuyên truyền đến các hộ chăn nuôi về cách chăm sóc, phòng bệnh cho đàn lợn hiện có.
Lãnh đạo xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên tuyên truyền đến các hộ chăn nuôi về cách chăm sóc, phòng bệnh cho đàn lợn hiện có.

Đến nay, UBND huyện Trấn Yên đã tổ chức 3 hội nghị triển khai công tác phòng chống BDTLCP. Ngoài ra, tất cả 22 xã, thị trấn cũng đã triển khai hội nghị và tổ chức tuyên truyền đến các hộ chăn nuôi về các biện pháp phòng chống dịch bệnh. 

Theo thống kê của ngành nông nghiệp huyện, đến hết tháng 6/2019, tổng đàn lợn toàn huyện là hơn 38.600 con; đến ngày 15/9/2019 tổng đàn lợn giảm còn hơn 28.200 con. Trong những tháng qua, huyện Trấn Yên đã tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương thực hiện khoanh vùng ổ dịch, vệ sinh, phun tiêu độc khử trùng. Trung tâm Dịch vụ - Hỗ trợ phát triển nông nghiệp tiếp nhận hơn 3.100 lít thuốc sát trùng để thực hiện phun tiêu độc, khử trùng.  

Đến ngày 20/10/2019, toàn huyện có gần 850 lượt hộ có lợn mắc BDTLCP phải tiêu hủy, với 6.656 con, trọng lượng hơn 280.500 kg. Có thể nói, tình hình BDTLCP vẫn diễn biến phức tạp ở hầu hết khắp các địa phương, do bệnh dịch hiện chưa có vắc - xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị, vi rút có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường và có sức đề kháng cao, đường lây truyền rất đa dạng, khó kiểm soát, mức độ lây lan nhanh. Hiện nay, tình trạng lợn bị bệnh phải tiêu hủy vẫn diễn biến ở hầu hết các xã, nhất là ở các xã: Hưng Khánh, Nga Quán, Hồng Ca, Lương Thịnh, Kiên Thành, Cường Thịnh... 

Một bộ phận người chăn nuôi còn chủ quan, chưa thực hiện nghiêm việc chủ động các biện pháp phòng chống dịch tại hộ gia đình; công tác kiểm soát giết mổ, mua bán thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn còn hạn chế; các cơ sở giết mổ và kinh doanh sản phẩm động vật nhỏ lẻ rất khó khăn trong việc kiểm soát; tình trạng các hộ mổ lợn trong vùng dịch còn diễn ra phổ biến; chăn nuôi nhỏ lẻ, các hộ dân sát nhau, chuồng trại gần nhà ở; do đó, việc kiểm soát lây lan dịch bệnh rất khó khăn.

Thời gian tới, huyện Trấn Yên tiếp tục tập trung tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh từ huyện đến cơ sở; ban hành các văn bản chỉ đạo, thông tin về tình hình dịch bệnh và các giải pháp phòng chống dịch phù hợp với tình hình thực tế; thực hiện kiểm tra, giám sát, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tốt công tác chăm sóc, vệ sinh, phòng bệnh cho đàn vật nuôi và tăng cường theo dõi, giám sát dịch bệnh; khoanh vùng dịch để áp dụng các giải pháp kỹ thuật cụ thể, phù hợp cho từng vùng; tổ chức khử trùng triệt để, tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi của hộ có động vật bị mắc bệnh, nơi tiêu hủy động vật và khu vực xung quanh. 

Thời gian đang cận tết Nguyên đán và là thời gian nhu cầu về thực phẩm tăng cao, khả năng khan hiếm thực phẩm từ thịt lợn có thể xảy ra. Trước tình hình này, UBND huyện Trấn Yên chỉ đạo các ngành chức năng định hướng cho người chăn nuôi khôi phục lại sản xuất theo hướng chuyển đổi sang chăn nuôi gia cầm, trâu, bò và vật nuôi khác trong khi tình hình BDTLCP vẫn diễn biến phức tạp; không tái đàn lợn đối với các xã đang có dịch; tăng cường chỉ đạo chăn nuôi an toàn sinh học; tiếp tục quản lý chặt chẽ đàn lợn hiện có nhằm đảm bảo thực hiện phòng chống dịch bệnh; kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý đối với các hộ mua, nhập lợn không rõ nguồn gốc vào địa bàn trong thời điểm đang có dịch; từng bước chuyển chăn nuôi lợn nhỏ lẻ sang chăn nuôi gia cầm, tăng số lứa nuôi, tăng sản lượng, giá trị chăn nuôi để bù đắp sản lượng thịt hơi xuất chuồng thiếu hụt. 

Hoàng Anh 

Các tin khác
Xã Mỹ Gia đã thành lập hợp tác xã nuôi cá lồng với 79 lồng cá.

Nuôi cá bằng quây lưới các eo ngách và cá lồng trên hồ Thác Bà được người dân sống ven hồ ở xã Mỹ Gia, huyện Yên Bình thực hiện từ nhiều năm trước đây, nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao bởi người dân chưa mạnh dạn đầu tư về quy mô và nuôi theo hình thức quảng canh.

Ảnh minh họa

Cục Thuế tỉnh vừa tiếp tục công khai thông tin 926 doanh nghiệp trên địa bàn còn nợ đọng 138,4 tỷ đồng tiền thuế. Dẫn đầu danh sách là Công ty TNHH Tập đoàn GRAPHITE Việt Nam nợ trên 5,3 tỷ đồng, tiếp đến là Công ty TNHH Á Châu trên 5,1 tỷ đồng, Công ty cổ phần Cơ khí và Xây dựng Yên Bái trên 3,7 tỷ đồng…

Từ đầu năm tới nay, huyện Trấn Yên đã thành lập mới 13 doanh nghiệp với tổng số vốn gần 50 tỷ đồng, tạo việc làm mới cho hơn 130 lao động. Ngoài ra, đã thành lập mới 13 hợp tác xã (HTX) và 250 tổ hợp tác, thu hút gần 2.000 lao động.

Ảnh minh họa

6 giải pháp cụ thể đã được vạch ra tại Nghị quyết số 94/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019. Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 94/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục