Yên Bái: Vốn tín dụng tạo động lực cho sự phát triển

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/12/2019 | 11:31:54 AM

YênBái - Từ đầu năm đến nay, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh huy động, khai thác nguồn vốn ngoài địa phương, nguồn vốn điều hòa hệ thống, nên tổng nguồn vốn trong năm tăng trưởng ở mức khá.

Các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh chuẩn bị sẵn nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu cho vay.
Các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh chuẩn bị sẵn nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu cho vay.

Ước đến 31/12/2019, tổng nguồn vốn của các chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) trên địa bàn đạt khoảng 26.700 tỷ đồng, tăng 12,85% so với đầu năm; trong đó, nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 17.700 tỷ đồng, tăng 15,84% so với 31/12/2018, riêng tiền gửi thanh toán tăng 25,61%. Nguồn vốn huy động tại địa phương chiếm 65,56% so với tổng nguồn. 

Với nguồn vốn sẵn có, các ngân hàng thương mại (NHTM) căn cứ định hướng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2019 đề ra, triển khai nhiều giải pháp tích cực đảm bảo tăng trưởng tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung nguồn vốn tín dụng để cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; đáp ứng tốt nhu cầu vốn vay cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách xã hội. 

Tổng dư nợ cho vay của các chi nhánh ngân hàng, QTDND ước đến 31/12/2019 đạt 23.285 tỷ đồng, tăng 13% (định hướng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2019 so với năm 2018 từ 14% trở lên); trong đó, dư nợ cho vay của các chi nhánh ngân hàng thương mại tăng 2.141 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 12,78% (năm 2018 tăng 20,35%) và chiếm 81,14% tổng dư nợ. 

Theo các chuyên gia kinh tế, việc tăng trưởng tín dụng thấp hơn mục tiêu đề ra không phải là điều đáng lo mà là tín hiệu rất đáng mừng, bởi lẽ nền kinh tế vẫn duy trì tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Yên Bái được dự báo sẽ cao hơn so với chỉ tiêu, kế hoạch mà nghị quyết HĐND tỉnh đề ra. 

Ông Bùi Trung Thu - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Yên Bái phân tích: "Tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp hơn mục tiêu đề ra của cả nước khoảng 1% không phải là nền kinh tế, nhất là các doanh nghiệp không hấp thụ được nguồn vốn, không tiếp cận được tín dụng ngân hàng mà nhiều doanh nghiệp đã chủ động được nguồn vốn, có nhiều kênh huy động vốn khác, giảm thiểu chi phí sản xuất, đảm bảo tính thanh khoản cao và quay vòng vốn nhanh”. 

Trao đổi về vấn đề này, nhiều chuyên gia kinh tế cũng có quan điểm, cần quan tâm đến doanh số cho vay, hiệu quả đồng vốn, chất lượng dự án; đặc biệt là giảm nợ xấu... đó mới là những chỉ số quan trọng thể hiện nền kinh tế phát triển bền vững, chính sách điều hành nền kinh tế vĩ mô của Chính phủ đạt kết quả tốt, lạm phát được kiềm chế. 

Tại Yên Bái, các chi nhánh ngân hàng đã thường xuyên rà soát, đánh giá, phân loại nợ đối với toàn bộ các khoản cấp tín dụng, ủy thác đầu tư theo mức độ rủi ro và khả năng thu hồi. Trên cơ sở đó, đã thực hiện hạch toán, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định; tích cực dùng nhiều biện pháp để xử lý và thu hồi nợ xấu, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tòa án, Cục Thi hành án dân sự tỉnh trong việc thu nợ... 

Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các chi nhánh NHTM, QTDND đến 31/10/2019 chỉ chiếm 0,59% so với tổng dư nợ; dự ước đến hết năm 2019 chỉ chiếm dưới 0,5% so với tổng dư nợ. Tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội, đến hết quý III/2019 chiếm 2,18% so với tổng dư nợ toàn địa bàn.

Vốn tín dụng tiếp tục đầu tư cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM), cho vay các đối tượng chính sách - xã hội đã góp phần thực hiện đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo thời kỳ 2011- 2020; chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo (theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP); Chương trình 135. 

Chỉ tính riêng dư nợ cho vay thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ đến 31/12/2019 ước đạt 10.050 tỷ đồng, tăng 5,24% so với 31/12/2018 và chiếm 43,16% tổng dư nợ tín dụng; cho vay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM đến 31/12/2019 đạt 8.300 tỷ đồng, tăng 16,21% so với 31/12/2018, tiếp tục góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đặc biệt là công tác XDNTM, trong đó, có sự đóng góp của ngành ngân hàng thông qua các chương trình tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn (tính đến hết tháng 10/2019, toàn tỉnh có 68 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 1 huyện đủ tiêu chuẩn công nhận NTM).

Thực hiện Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, đến hết quý III/2019, các chi nhánh ngân hàng thương mại cam kết hỗ trợ cho vay vốn đối với 36 khách hàng, số tiền cam kết cho vay là 739 tỷ đồng; doanh số cho vay là 921 tỷ đồng (bao gồm giải ngân cả các dự án đã cam kết năm 2018), dư nợ là 425 tỷ đồng, cơ cấu lại nợ cho 3 khách hàng với cam kết là 22,5 tỷ đồng. Lũy kế thực hiện Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp (từ tháng 5/2014) đến nay, các chi nhánh NHTM đã cam kết hỗ trợ vốn vay đối với 529 khách hàng, số tiền cam kết cho vay là 9.431 tỷ đồng và dư nợ là 7.017 tỷ đồng; cam kết hỗ trợ giảm lãi suất cho 24 khách hàng là 188 tỷ đồng, dư nợ là 113 tỷ đồng; gia hạn nợ cho 31 khách hàng với số tiền 486 tỷ đồng và cơ cấu lại vay cũ về mức phù hợp cho 198 doanh nghiệp với dư nợ là 1.967 tỷ đồng. 

Đến tháng 10/2019, các chi nhánh ngân hàng đã giải quyết cho vay được 34.847/35.340 bộ hồ sơ tín dụng, đạt tỷ lệ 98,6% số bộ hồ sơ đề nghị vay vốn; còn lại 493 bộ hồ sơ không giải quyết cho vay với nguyên nhân do không đủ điều kiện vay vốn (397 bộ) hoặc khách hàng vi phạm nguyên tắc cho vay (96 bộ). Ước đến hết năm 2019, có 445 doanh nghiệp trên tổng số 2.132 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng, chiếm tỷ lệ 2,87%. 

Hiện tại, các NHTM trên địa bàn đang tập trung giải ngân các hợp đồng tín dụng đã ký kết trước đó và thực hiện việc đầu tư cho các doanh nghiệp có nguồn vốn đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh dịp cuối năm, chuẩn bị hàng hóa phục vụ nhu cầu dịp tết và chuẩn bị nguồn nguyên liệu sẵn sàng đưa vào sản xuất ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2020. Các ngân hàng: Ngân hàng BIDV, Agribank, Vietinbank... đều chuẩn bị sẵn nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, tạo động lực cho sự phát triển.

Lê Phiên

Các tin khác
Xuất khẩu của Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng cao.

Theo Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, sau 25 năm kể từ khi gia nhập ASEAN, hơn 10 năm gia nhập WTO, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế có quy mô xuất khẩu đứng thứ 22 trên thế giới.

Ảnh minh họa.

Theo Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn FDI giải ngân cũng đạt 20,38 tỷ USD, lập kỷ lục mới, cao nhất từ trước tới nay.

Các dự án điện năng lượng mặt trời ở Việt Nam.

Tối 25-12, Bộ Công thương đã công bố 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Công thương trong năm 2019.

Thi công đường nối Quốc lộ 32C với cao tốc Nội Bài - Lào Cai. (Ảnh: Hùng Cường)

Năm 2019, thành phố Yên Bái được giao triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) 31 công trình, dự án, trong đó có 13 công trình chuyển tiếp từ năm 2018 và 18 công trình thực hiện mới trong năm 2019.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục