Yên Bái không tái đàn bằng mọi giá

  • Cập nhật: Thứ sáu, 27/12/2019 | 8:07:13 AM

YênBái - Gần một năm bệnh dịch tả lợn châu Phi (BDTLCP) bùng phát ở khắp cả nước, làm chết và tiêu hủy 10% tổng đàn lợn đã gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng, làm điêu đứng ngành chăn nuôi và thị trường rối loạn cung cầu…

Đối với tỉnh Yên Bái, tuy không có ngành chăn nuôi lớn so với các địa phương khác, nhưng cũng bị thiệt hại nặng nề từ BDTLCP với tổng số lợn mắc bệnh buộc tiêu hủy 28.098 con, trọng lượng 1.265,319 tấn. Tỉnh đã hỗ trợ thiệt hại cho chủ vật nuôi, hỗ trợ cho người tham gia phòng chống dịch theo đúng quy định và đến ngày 19/12/2019, kinh phí các địa phương đề nghị hỗ trợ là trên 54 tỷ đồng, đã chi trên 30 tỷ đồng. 

Theo ngành nông nghiệp, hiện đã có 106 xã qua 30 ngày không có thêm lợn mắc bệnh, đã công bố hết dịch và còn 18 xã có dịch chưa qua 30 ngày. Đó là những nỗ lực cao độ của Yên Bái trong công tác phòng chống dịch bệnh nói chung và BDTLCP nói riêng. Đáng chú ý là, có 16 trang trại, cơ sở chăn nuôi lợn vẫn an toàn đối với BDTLCP. Đây là những trang trại, cơ sở chăn nuôi lợn áp dụng an toàn sinh học. 

Tuy nhiên, qua thực tế vẫn có những khó khăn nhất định như: chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ vẫn chiếm chủ yếu và hầu hết các hộ chăn nuôi còn chủ quan, không tuân thủ quy trình phòng bệnh; trên địa bàn tỉnh chưa xây dựng được cơ sở giết mổ tập trung, nên hoạt động giết mổ vẫn nằm ở các cơ sở nhỏ lẻ, hoạt động giết mổ chủ yếu vào buổi đêm, gần sáng; trong khi đó, lực lượng thú y lại mỏng, dẫn đến không kiểm soát được triệt để hoạt động giết mổ; khó khăn trong quản lý vận chuyển, giết mổ ra vào ổ dịch; đội ngũ làm công tác thú y cơ sở tinh giảm nên thiếu cán bộ có chuyên môn trực tiếp nắm bắt thông tin, giám sát, phát hiện kiểm soát dịch bệnh, hướng dẫn thực hiện phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở. Hầu hết các sản phẩm chăn nuôi tiêu thụ không theo chuỗi cung ứng mà chủ yếu do tư thương thu mua, vận chuyển, tiêu thụ, dẫn đến khó kiểm soát dịch bệnh... 

Việc tái đàn, thúc đẩy chăn nuôi đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong và sau tết Nguyên đán là một việc làm cần thiết. Chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như tỉnh Yên Bái xác định là sống chung cùng với BDTLCP.

Tuy nhiên, để tái đàn và chăn nuôi an toàn, các chủ chăn nuôi, các địa phương cần thực hiện giải pháp đồng bộ để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra, trọng tâm là nâng cao nhận thức của người chăn nuôi để tự bảo vệ gia súc của mình. Tiếp tục thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh; tổ chức tuyên truyền tới các hộ chăn nuôi nâng cao ý thức, chủ động bảo vệ đàn lợn của mình và phải xác định vừa chăn nuôi lợn vừa phòng, chống BDTLCP. 

Đồng thời, cần áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; tăng cường sự giám sát của người dân đối với các trường hợp giấu dịch, buôn bán, giết mổ lợn không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng đến các cơ quan chức năng. Khi phát hiện lợn bị bệnh hoặc chết chưa rõ nguyên nhân phải báo ngay với chính quyền địa phương, cơ quan thú y để kịp thời xử lý và nghiêm cấm, kiên quyết xử lý các trường hợp vứt xác lợn ra môi trường, sông, suối, ao, hồ… 

Hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng, chống dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học, không tái đàn khi chưa đảm bảo về dịch bệnh; chú ý đảm bảo chất lượng, nguồn gốc con giống sạch bệnh; kết hợp sử dụng các chế phẩm vi sinh vật đã được công nhận lưu hành, đã được kiểm chứng có tác dụng trong phòng, chống BDTLCP. Cơ cấu lại sản xuất chăn nuôi lợn, trước mắt, xây dựng  phương án phát triển sản xuất chăn nuôi lợn tại những vùng đã khống chế được dịch bệnh. 

Các vùng chưa bị dịch bệnh phải củng cố lại chuồng trại đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y đáp ứng an toàn dịch bệnh, tái đàn phải đảm bảo con giống rõ nguồn gốc (các hộ cần chủ động được con nái, đực giống và nguồn thức ăn chăn nuôi). 

Tuy nhiên, cần chuyển hướng dần chăn nuôi lợn nhỏ lẻ sang chăn nuôi các vật nuôi khác như gia cầm; tăng số lứa nuôi tối đa để tăng sản lượng, giá trị chăn nuôi hoặc chuyển dần sang chăn nuôi lợn tập trung quy mô lớn có kiểm soát. Tăng cường chỉ đạo kiểm tra, giám sát buôn bán, vận chuyển giết mổ trong thời điểm hiện nay do nhu cầu thực phẩm tăng giá và việc đầu cơ đẩy giá lên cao. 

Kiểm soát chặt chẽ vận chuyển lợn ra vào ổ dịch, giám sát dịch bệnh tại các vùng dịch, vùng uy hiếp, vùng đệm. Khi giết mổ, buôn bán phải lấy mẫu xét nghiệm âm tính với mầm BDTLCP. Tiếp tục thực hiện vệ sinh, phun tiêu độc khử trùng cơ sở chăn nuôi, chuồng nuôi nhốt lợn, dụng cụ, phương tiện vận chuyển lợn, các chốt kiểm soát dịch bệnh... 

Ngọc Trúc

Tags Yên Bái tái đàn

Các tin khác
Nhiều doanh nghiệp chế biến chè trên địa bàn huyện Văn Chấn thực hiện tốt việc nộp ngân sách.

Năm 2019, công tác thu ngân sách của huyện Văn Chấn được thực hiện trong bối cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, sự biến đổi của thời tiết cực đoan, tình trạng khô hạn đã làm ảnh hưởng lớn đến ngành sản xuất điện thương phẩm của địa phương.

Ảnh minh họa.

Các doanh nghiệp hạt nhân đã bày tỏ cam kết sẽ tăng cường cung ứng thịt lợn ra thị trường từ nay đến Tết Nguyên đán để kéo giá thịt lợn về ngưỡng 80.000 đồng/kg.

Đến nay, Yên Bái đã có 415 hợp tác xã và 3.140 tổ hợp tác với trên 45.000 thành viên. Đặc biệt, năm 2019, thực hiện Chương trình hành động 144 của Tỉnh ủy, toàn tỉnh đã thành lập mới được 95 HTX và 2304 tổ hợp tác. Nhiều mô hình nổi bật với cách làm mới, phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị đã hình thành và phát triển như: HTX Dịch vụ tổng hợp Kiên Thành, HTX Quế hồi Việt Nam, HTX Nuôi trồng thủy sản hồ Thác Bà, HTX Vạn Hoa…

Phiên họp cuối năm của Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ

Đánh giá về công tác điều hành giá năm 2019, lãnh đạo các bộ, ngành đều cho rằng Chính phủ và các địa phương đã điều hành lạm phát thành công, ở mức thấp 2,7-2,8%, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục