Triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm

  • Cập nhật: Thứ bảy, 8/2/2020 | 9:35:54 AM

YênBái - Để chủ động phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm kịp thời và có hiệu quả, Bộ NN&PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp chủ động phòng dịch cho đàn gia cầm.

Tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp chủ động phòng dịch cho đàn gia cầm. Ảnh minh họa
Tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp chủ động phòng dịch cho đàn gia cầm. Ảnh minh họa

Theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và của các nước, từ đầu tháng 1/2020 đến nay, thế giới đã ghi nhận nhiều ổ dịch bệnh Cúm gia cầm (CGC) tại 11 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cụ thể, Chủng vi rút CGC A/H5N1 tại Ấn Độ; A/H5N1 tại Trung Quốc; A/H5N6 tại Nigeria; A/H5N8 tại Cộng hòa Séc, Đức, Hungary, Ba Lan, Rumania, Slovakia, Nam Phi. Tại Đài Loan cũng ghi nhận các ổ dịch CGC A/H5N2 và A/H5N5. Nguy cơ dịch bệnh lây lan giữa các nước rất cao.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của các địa phương, từ đầu tháng 1/2020 đến nay, cả nước có 1 ổ dịch CGC A/H5N6 chưa qua 30 ngày tại tỉnh Quảng Ninh. Kết quả chủ động lấy mẫu giám sát tại 26 tỉnh, thành phố, kết quả, tỷ lệ dương tính với vi rút cúm A là 37,72%, trong đó có dương tính với vi rút cúm A/H5N1 là 1,19%; A/H5N6 là 1,82%.

Mặt khác, hiện nay tổng đàn gia cầm rất lớn (467 triệu con), điều kiện thời tiết thay đổi bất lợi, nhu cầu vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ phục vụ các lễ hội đầu năm tăng cao, việc tổ chức tiêm vắc xin CGC cho đàn gia cầm đạt tỷ lệ thấp tại một số địa phương, do đó, nguy cơ dịch bệnh CGC xuất hiện, lây lan rất cao và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút mới Corona gây ra.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh CGC kịp thời và có hiệu quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo các sở, ngành và chính quyền các cấp triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh CGC theo đúng quy định của Luật thú y, Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/2/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019 - 2025” và các văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trong đó, hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp chủ động phòng dịch, tiêm phòng vắc xin CGC cho đàn gia cầm. Tổ chức triển khai chủ động giám sát, lấy mẫu xét nghiệm bệnh CGC để kịp thời cảnh báo; áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, sử dụng có hiệu quả các loại vắc xin phòng bệnh CGC.

Cùng với đó, tổ chức tiêm vắc xin CGC phòng bệnh cho đàn gia cầm, bảo đảm đạt tỷ lệ tối thiểu trên 80% tổng đàn có nguy cơ và thuộc đối tượng tiêm phòng.

Đặc biệt, chỉ đạo các lực lượng của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban 389 địa phương) tổ chức ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý, đặc biệt đối với các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm từ nước ngoài vào Việt Nam.

Tổ chức Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường tại các vùng trọng điểm, vùng nguy cơ cao của tỉnh, thành phố để tiêu diệt các loại mầm bệnh. Thời gian thực hiện đồng loạt ngay từ đầu tháng 2/2020.

Bộ NN&PTNT giao Cục Thú y và các đơn vị thuộc Cục tổ chức các đoàn đến các địa phương để kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc tổ chức thực hiện các giải pháp phòng, chống bệnh CGC. Chủ động phối hợp với các tổ chức quốc tế, các nước để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và giải pháp phòng, chống dịch bệnh; khẩn trương tổ chức giám sát, cảnh báo và kịp thời hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh CGC. Bộ NN&PTNT đề nghị Cục Chăn nuôi và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức thành lập các đoàn công tác đến các địa phương nhằm đôn đốc, hướng dẫn cụ thể các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh phòng dịch.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Một góc dây chuyền sản xuất khẩu trang kháng khuẩn của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG.

Các mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu bao gồm khẩu trang y tế, nước rửa tay sát trùng, nguyên liệu để sản xuất khẩu trang y tế, vải không dệt để sản xuất khẩu trang y tế...

Ảnh minh họa

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy vừa ký Văn bản số 212/UBND-NLN gửi các sở, ngành, địa phương, các đơn vị liên quan về việc chủ động phòng, chống dịch cúm A(H5N1) trên gia cầm và ở người.

Người dân Hà Nội chọn mua đặc sản Yên Bái tại Siêu thị BigC Thăng Long.

Giai đoạn 2019 - 2020, Yên Bái xây dựng 20 sản phẩm OCOP, trong đó có 5 sản phẩm hạng 3 sao được xây dựng năm 2019 là: miến đao Giới Phiên, chè Shan tuyết Suối Giàng, tinh dầu quế Văn Yên, gạo Séng cù Nghĩa Lộ, bưởi Đại Minh.

Ảnh minh họa (Nguồn ảnh: Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam).

Trong năm 2020, Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn dự kiến đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá dành cho hành khách lên tới 50% giá vé.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục