Giá xăng trong nước ngày mai có thể giảm 3.000-4.000 đồng do Covid-19 và cuộc chiến giá dầu khiến giá thế giới lao dốc.
|
Nhân viên Petrolimex bán xăng dầu cho khách.
|
Hôm nay là kỳ điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ mới nhưng là ngày nghỉ nên giá sẽ được thay đổi vào ngày mai (16/3).
Theo dữ liệu của Bộ Công Thương, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore 15 ngày qua với RON 92 là 43 USD một thùng, RON 95 là 44 USD một thùng, giảm 30-35% so với kỳ trước. Cùng với đó, giá dầu lao dốc. Do đó, giá xăng và dầu ngày mai có thể giảm sâu và là đợt giảm giá thứ 5 liên tiếp.
Giám đốc công ty đầu mối xăng dầu ở TP HCM cho biết, giá xăng dầu thế giới 15 ngày qua từng xuống 30 USD một thùng. Đây là mức giá giảm sốc nhất trong hơn một năm qua. Nguyên nhân là Covid-19 lan rộng khắp thế giới khiến nhu cầu đi lại và sản xuất giảm, trong khi đó nguồn cung tăng khiến giá giảm mạnh.
"Sau khi WHO công bố Covid-19 là đại dịch, giá dầu thế giới giao dịch ngày thứ 5 giảm mạnh, giá dầu WTI ở mức 30,47 USD một thùng, còn Brent giảm về 33,59 USD một thùng. Do đó, giá bình quân vẫn còn rất thấp nên kỳ điều chỉnh ngày mai giá xăng, dầu có thể giảm 3.000-4.000 đồng một lít", giám đốc doanh nghiệp đầu mối ở TP HCM bộc bạch.
Ông cũng cho biết, ở trường hợp khác, nếu cơ quan quản lý sử dụng thêm quỹ bình ổn nên giá xăng có thể giảm khoảng 2.000-2.500 đồng một lít. Đây vẫn là mức giảm mạnh nhất từ đầu năm 2019 cho đến nay.
Theo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, sức mua trên thị trường cũng giảm đáng kể so với cùng kỳ do dịch bệnh gia tăng.
Ngày 29/2, giá xăng giảm 157-253 đồng, dầu hoả và diesel cũng hạ 278-390 đồng, riêng dầu madut tăng 102 đồng. Sau điều chỉnh, giá xăng E5 RON 92 tối đa là 18.346 đồng một lít, xăng RON 95 không cao hơn 19.127 đồng, dầu diesel 14.785 đồng, dầu hoả là 13.676 đồng và madut tối đa 11.754 đồng một kg.
(Theo VnExpress)
Để thực hiện Nghị quyết số 39-NQ-TW của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế, Chính phủ đã có một chương trình hành động toàn diện, với nhiều nhiệm vụ được giao cho các bộ ngành, địa phương.
Tổng cục Thuế vừa yêu cầu các cục thuế địa phương tăng cường hỗ trợ cá nhân kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Quỹ Khí hậu Xanh đã phê duyệt 30,2 triệu USD viện trợ không hoàn lại nhằm tăng cường khả năng chống chịu của sản xuất nông nghiệp với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) yêu cầu các đơn vị trực thuộc chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí logistics hàng hải, hàng không, đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt. Thanh tra Bộ không thanh tra ngoài kế hoạch, trừ trường hợp đặc biệt được giao.