Lục Yên đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/4/2020 | 8:15:35 AM

YênBái - Cùng với chú trọng phát triển sản xuất công, nông nghiệp, huyện Lục Yên đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có và mời gọi thu hút đầu tư, phát triển thương mại, dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

Chợ đá quý Lục Yên không chỉ là điểm đến của giới kinh doanh mà còn là nơi thu hút khách du lịch.
Chợ đá quý Lục Yên không chỉ là điểm đến của giới kinh doanh mà còn là nơi thu hút khách du lịch.

Nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, huyện Lục Yên có vị trí địa lý chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển như hệ thống giao thông thuận lợi vì có quốc lộ 70 để giao lưu buôn bán trong khu vực, địa phương lại nằm trong tour du lịch của 3 tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ với các điểm đến: đền Đại Cại, đền Suối Tiên, bình nguyên xanh Khai Trung… thường xuyên thu hút khách du lịch trong, ngoài tỉnh. Cùng đó, sản xuất nông lâm nghiệp ngày càng phát triển; số lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp ngày càng nhiều, góp phần quan trọng vào việc tăng thu nhập cho nhân dân. 

Vì vậy, sức mua hàng hóa trên địa bàn ngày một tăng cao và đây chính là những điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại, dịch vụ. 

Để phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ, Huyện ủy, UBND huyện đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư, nâng cấp, phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng các ngành thương mại, dịch vụ; tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia, trong đó, ưu tiên các doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư, tham gia các hoạt động kinh doanh; khuyến khích các hộ có nhà mặt đường, gần chợ, khu buôn bán đầu tư mở rộng ngành nghề kinh doanh. 

Ông Nguyễn Văn Hiển ở thôn Trung Tâm, xã Tân Lĩnh chia sẻ: "Những năm gần đây, khi giao thông phát triển, việc lưu thông hàng hóa ngày càng trở nên thuận tiện thì hầu hết các mặt hàng đều được phân phối về tận trung tâm các xã, thị trấn. Đặc biệt, sự xuất hiện của các siêu thị, cửa hàng, đại lý lớn, bày bán đầy đủ các mặt hàng, giúp người dân không còn phải di chuyển đường xa về trung tâm huyện để chọn mua hàng hóa như trước đây". 

Hoạt động dịch vụ, thương mại phát triển còn góp phần tạo việc làm cho một bộ phận không nhỏ người dân. Theo khảo sát, mỗi cơ sở cá thể, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đã tạo việc làm cho từ 3 đến trên 10 lao động. 

Là hộ kinh doanh tại thị trấn Yên Thế, ông Vũ Văn Hải cho biết: Với lợi thế có địa điểm kinh doanh nằm ở trung tâm thị trấn, năm 2016 tôi đầu tư gần 200 triệu đồng để mua máy móc hiện đại về mở cơ sở tân trang ô tô, xe máy. Nhờ chú trọng chất lượng sản phẩm, không ngừng cập nhật kỹ thuật mới, cơ sở nhanh chóng chiếm được niềm tin của người dân địa phương và các vùng lân cận. Doanh thu trung bình đạt gần 60 triệu đồng/tháng; giải quyết việc làm thường xuyên cho 3 lao động với mức thu nhập từ 5-6 triệu đồng/người/tháng.

Phát huy nguồn lực tối đa từ các thành phần kinh tế, tranh thủ có hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài, thời gian tới, huyện Lục Yên tiếp tục khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp hoạt động kinh doanh thương mại, hệ thống chợ, hệ thống cửa hàng, kho bãi và cơ sở kinh doanh hiện đại; phấn đấu đến năm 2025 tiếp tục hoàn thiện hệ thống chợ hiện có để đảm bảo hàng hóa được lưu thông thông suốt, tạo lập vững chắc các kênh lưu thông hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế nhiều thành phần; nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, mang nét đặc trưng của địa phương.

Trong đó, chú trọng các sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa lễ hội và làng nghề truyền thống, tập trung giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch; chủ động tiếp cận với các nhà đầu tư trong, ngoài nước mời gọi đầu tư vào du lịch; tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu, tăng tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu đã qua chế biến; đổi mới công nghệ, trang thiết bị của các cơ sở chế biến hàng xuất khẩu như: đá Block, bột đá, đá xẻ các loại, các sản phẩm mây tre đan truyền thống; khai thác có hiệu quả và nâng cao năng lực vận tải hành khách của các tuyến xe khách hiện có; khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bến xe khách đảm bảo thuận lợi về giao thông... 

Giai đoạn 2016-2020 doanh thu hoạt động thương mại của huyện Lục Yên có tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng từ 1.480 tỷ đồng năm 2016 lên 2.315 tỷ đồng năm 2019 và dự ước năm 2020 đạt trên 2.600 tỷ đồng. Hiện, trên địa bàn có 14 chợ với trên 1.000 hộ kinh doanh thường xuyên, chủ yếu kinh doanh bán buôn, bán lẻ các hàng tiêu dùng thiết yếu... Tổng giá trị xuất khẩu năm 2016 đạt 29,3 triệu USD; năm 2019 đạt 32 triệu USD; dự ước đến năm 2020 ước đạt 38 triệu USD.

Quang Thiều

Tags Lục Yên Yên Bái phát triển thương mại dịch vụ

Các tin khác
Trên cơ sở tiềm năng sẵn có, tỉnh Yên Bái tiếp tục kêu gọi thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến nông lâm sản, trồng rừng kinh tế, phát triển du lịch, lắp ráp ô tô...

Đến hết tháng 3/2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 27 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp chủ trương đầu tư đang triển khai hoạt động.

Theo Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), trong tháng 3-2020, nhà đầu tư trong nước đã mở mới hơn 32.000 tài khoản chứng khoán.

Nếu có chính sách phù hợp sẽ giảm nguy cơ doanh nghiệp phá sản.

Trong dịch bệnh cần có những chính sách nâng đỡ một cách thiết thực để doanh nghiệp có thể bứt phá khi dịch bệnh được khống chế và đẩy lùi hoàn toàn.

Thủ tướng đồng ý xuất khẩu gạo trở lại nhưng phải đảm bảo an ninh lương thực - Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục