Bộ Giao thông vận tải kiến nghị xem xét, chấp thuận tăng phí BOT theo hợp đồng

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/5/2020 | 9:39:40 AM

Về mức thu phí BOT, Bộ Giao thông Vận tải đã có kiến nghị Chính phủ xem xét, chấp thuận phương án tăng phí BOT theo hợp đồng dự án nhằm gỡ khó cho nhà đầu tư sụt giảm doanh thu.

Hàng loạt các dự án BOT có doanh thu thực tế thấp hơn so với phương án tài chính trong khi không được tăng phí theo lộ trình hợp đồng đã ký kết khiến nhà đầu tư gặp khó khăn.
Hàng loạt các dự án BOT có doanh thu thực tế thấp hơn so với phương án tài chính trong khi không được tăng phí theo lộ trình hợp đồng đã ký kết khiến nhà đầu tư gặp khó khăn.

Hàng loạt các dự án BOT có doanh thu thực tế thấp hơn so với phương án tài chính, đặc biệt số thu phí đã giảm mạnh sau khi dịch COVID-19 bùng phát trong khi chưa được tăng phí theo lộ trình nhưng vẫn phải trả lãi vay ngân hàng đã khiến nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn.

Trên cơ sở này, Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp dự án BOT đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

58/60 trạm doanh thu thấp hơn dự kiến

Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, từ đầu năm 2020 dịch COVID-19 xuất hiện tác động tiêu cực tới mọi mặt tới mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội của đất nước. Trong số đó, các doanh nghiệp BOT bị ảnh hưởng trực tiếp do lưu lượng phương tiện giảm sâu, dẫn đến doanh thu giảm, nhất là trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Cụ thể, qua tổng hợp số liệu thống kê các doanh nghiệp BOT, có tới 58/60 dự án doanh thu thực tế thấp hơn so với doanh thu dự báo trong phương án tài chính của hợp đồng BOT, trong đó 17 dự án doanh thu thực tế chưa đạt 50% so với dự báo.

Nguyên nhân được Bộ Giao thông Vận tải chỉ ra chủ yếu là do giảm giá vé cho phương tiện lân cận trạm thu phí và giảm giá vé theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 35/2016; sự gia tăng các phương tiện sử dụng vé tháng, quý, năm; lưu lượng xe qua trạm thu phí ở một số tuyến thấp hơn so với dự báo.

Đặc biệt, các dự án BOT chưa được tăng phí theo lộ trình trong hợp đồng BOT theo chỉ đạo của Chính phủ để ổn định kinh tế vĩ mô. Các doanh nghiệp BOT gặp nhiều khó khăn khi phải bổ sung kinh phí để trả nợ ngân hàng theo kế hoạch. Các ngân hàng đã có ý kiến về nguy cơ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nhóm nợ đối với khoản vay.

Trước những khó khăn phát sinh, các doanh nghiệp BOT đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải báo cáo cấp có thẩm quyền có giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tập trung vào các nội dung như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, gia hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ, không chuyển các doanh nghiệp BOT sang nhóm nợ xấu; giãn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp các năm 2019 và 2020; miễn, giảm lãi vay phát sinh trong thời gian có dịch COVID-19.

Các doanh nghiệp BOT cũng đề nghị bố trí ngân sách Nhà nước để bù đắp phần doanh thu sụt giảm khi nhà đầu tư BOT thực hiện theo các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; xem xét trưng mua một phần hoặc toàn bộ đối với các dự án có trạm thu phí chưa được tổ chức thu phí do không đảm bảo an ninh trật tự.

Xem xét tăng phí, giảm lãi vay

Về mức thu phí, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ 2 phương án.

Cụ thể, phương án 1: Cho phép tăng phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hợp đồng dự án; giao Bộ Giao thông Vận tải lựa chọn thời điểm phù hợp để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến chi phí vận tải đồng thời chỉ đạo các địa phương bố trí lực lượng chức năng đảm bảo an ninh trật tự tại trạm thu phí (khi cần thiết).

Phương án 2: Giữ nguyên mức phí như hiện tại, chỉ thực hiện tăng phí theo lộ trình đã ký trong hợp đồng dự án từ năm 2022. Nhà nước bố trí khoảng 5.080 tỷ đồng hỗ trợ các dự án do chưa được tăng giá theo hợp đồng BOT đã ký; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để bố trí kế hoạch vốn. Bộ Giao thông Vận tải đàm phán với nhà đầu tư và ngân hàng cung cấp tín dụng.

Trên cơ sở phân tích cụ thể ưu, nhược điểm các phương án, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận phương án 1 vì có nhiều ưu điểm hơn và không phải bố trí ngân sách Nhà nước.

Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại cổ phần có giải pháp hỗ trợ, tái cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT; giảm lãi vay phát sinh trong thời gian có dịch COVID-19.

Bộ Giao thông Vận tải cũng kiến nghị Thủ tướng giao bộ tính toán kinh phí Nhà nước cần thiết để hỗ trợ các dự án có doanh thu thực tế giảm trên 50% so với doanh thu tính toán trong phương án tài chính của hợp đồng BOT đã ký và các dự án chưa được thu phí. Trường hợp cần thiết, đề xuất để Nhà nước trưng mua lại toàn bộ dự án; chấp thuận cho các doanh nghiệp BOT giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp các năm 2019, 2020.

Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương liên quan và các doanh nghiệp BOT rà soát các dự án, có phương án xử lý phù hợp, đảm bảo công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân, nhà đầu tư, phù hợp với hợp đồng dự án đã ký và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã cấp.

Về các giải pháp hạn chế việc giảm lưu lượng do phân lưu phương tiện qua trạm thu phí, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương trước khi đầu tư các tuyến đường giao thông ảnh hưởng đến các dự án BOT đã triển khai cần có sự thống nhất của Bộ và các nhà đầu tư BOT bị ảnh hưởng. Trường hợp tiếp tục đầu tư, cần tính toán bổ sung vào dự án kinh phí để bù đắp phần doanh thu thiếu hụt do ảnh hưởng của dự án.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở chế biến kinh doanh quế trên địa bàn huyện Văn Yên đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu quế sau ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Bên cạnh nhiệm vụ phòng dịch, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Văn Yên đã và đang quyết liệt triển khai các giải pháp để từng bước khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tận dụng triệt để tiềm năng thế mạnh của địa phương để bảo đảm tiến độ thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống người dân.

Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái triển khai các gói hỗ trợ giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Dịch bệnh Covid-19 đã tác động mạnh tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Yên Bái với vai trò đồng hành với doanh nghiệp đã có những động thái như thế nào, phóng viên (PV) Báo Yên Bái tìm hiểu vấn đề này qua trao đổi với ông Nguyễn Hữu Hồng - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Chi nhánh tỉnh Yên Bái.

Mong muốn của người chăn nuôi lúc này là muốn được vay nguồn vốn ưu đãi, cũng như có nguồn giống đảm bảo chất lượng để tái đàn. (Ảnh: Đức Toàn)

Sau một thời gian dài ngành chăn nuôi lợn lao đao bởi bệnh dịch tả lợn châu Phi, nay các địa phương, công ty, trang trại và người chăn nuôi đang tích cực tái đàn đảm bảo nguồn cung cho thị trường. Tuy nhiên, người chăn nuôi, nhất là chăn nuôi nông hộ đang gặp rất nhiều khó khăn.

Lãnh đạo huyện Lục Yên khảo sát tiến độ thi công một số công trình.

Năm 2020, huyện Lục Yên tập trung xây dựng 8 công trình trọng điểm bao gồm: dự án hạ tầng Cụm Công nghiệp Yên Thế; dự án đường Tân Lĩnh - Lâm Thượng; dự án đường Mai Sơn - Lâm Thượng; dự án đường Phạm Văn Đồng kéo dài kết hợp phát triển quỹ đất; thực hiện kiên cố hóa tổng số 60km đường giao thông nông thôn…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục