Bổ sung kinh phí hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng dịch tả lợn châu Phi

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/5/2020 | 10:13:59 AM

Trước thông tin phản ánh về việc người dân tại một số tỉnh thành vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ dịch tả lợn châu Phi, ngày 13/5, ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước (Bộ Tài chính) khẳng định hiện tất cả các địa phương chịu tác động lớn từ dịch tả lợn châu Phi đều đã được Bộ cấp bổ sung kinh phí từ nguồn ngân sách trung ương, việc triển khai chi trả cho người dân là trách nhiệm của từng địa phương.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Ông Võ Thành Hưng cho biết  Bộ Tài chính đã đề nghị Sở Tài chính một số địa phương có liên quan kiểm tra vấn đề này. Tuy nhiên, theo ông Võ Thành Hưng, do địa phương có 3 cấp ngân sách từ tỉnh đến huyện, xã, và mỗi cấp ngân sách lại có các đơn vị khác nhau nên có thể việc chi trả có thể đang có những vướng mắc ở một khâu nào đó. 

Đại diện Bộ Tài chính cũng cho biết, cơ chế hỗ trợ chi trả cho người dân bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi năm 2019 được chia làm nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu triển khai theo Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ, từ ngày 27/6/2019 thực hiện theo Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 27/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.

 "Ngay sau khi nhận được văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí tiêu hủy lợn bị thiệt hại của từng địa phương, Bộ Tài chính đã thực hiện cấp kinh phí cho các địa phương để triển khai thực hiện. Đến hết năm 2019, Bộ Tài chính đã bổ sung kinh phí từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương cho 55/63 địa phương để các địa phương hỗ trợ chi trả cho người dân bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi. Những địa phương còn lại cơ bản là những địa phương có nguồn lực tài chính khá, theo quy định phải tự đảm bảo từ nguồn kinh phí của địa phương, ngân sách trung ương không hỗ trợ” ông Võ Thành Hưng cho hay.

Ông Võ Thành Hưng cho biết cụ thể, tổng số tiền ngân sách trung ương đã cấp về cho các địa phương đến nay là hơn 5,1 ngàn tỷ đồng, tương đương với khoảng 70% số kinh phí dự kiến ngân sách trung ương phải hỗ trợ. Sau khi địa phương báo cáo kết quả thực chi, có xác nhận của kho bạc nhà nước thì Bộ Tài chính sẽ cấp đủ 100% kinh phí phần ngân sách trung ương phải hỗ trợ theo đúng chế độ quy định.

Đến nay, mới có 20 địa phương đã có báo cáo kết quả thực hiện chi năm 2019, Bộ Tài chính đã xem xét bổ sung kinh phí còn thiếu theo chế độ quy định. Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thì Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đã đề nghị các địa phương rà soát lại việc chi trả hỗ trợ thiệt hại cho người dân bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi năm 2019. Những nơi nào chưa hoàn thành việc hỗ trợ thì thực hiện ngay. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định gói hỗ trợ hơn 7.000 tỷ đồng, và hiện nay Bộ Tài chính đã chuyển về địa phương được hơn 5.000 tỷ đồng, còn hơn 2.000 tỷ đồng, các địa phương hoàn thiện thủ tục để Bộ Tài chính chuyển nốt kinh phí còn lại.

Đối với gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ và Quyết định 15/2020/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và Nghị quyết 42/NQ-CP, Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ, bố trí nguồn ngân sách trung ương để hỗ trợ một số địa phương khó khăn thực hiện chính sách theo quy định. Theo ông Võ Thành Hưng, do cơ chế xử lý theo Nghị quyết số 42 đã được quy định cụ thể, vì vậy khi địa phương có báo cáo về quyết định phê duyệt danh sách đối tượng hỗ trợ và mức kinh phí hỗ trợ, thực tế chi trả có xác nhận của Kho bạc nhà nước, Bộ Tài chính sẽ xem xét, cấp 100% số hỗ trợ từ ngân sách trung ương theo đúng nguyên tắc hỗ trợ đã được quy định tại khoản 4 mục I Nghị quyết số 42. 

"Hiện nay đã có một số địa phương có văn bản báo cáo nhu cầu chi của địa phương và đề xuất ngân sách trung ương hỗ trợ. Tuy nhiên, do hồ sơ địa phương mới thể hiện số dự kiến chi, chưa phải số đã thực chi theo đúng quy định của Nghị quyết số 42, nên Bộ Tài chính đã có văn bản trả lời địa phương đề nghị hoàn thiện hồ sơ, báo cáo, trên cơ sở đó Bộ Tài chính sẽ xử lý theo đúng quy định”, ông Võ Thành Hưng cho biết thêm.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Hình minh họa

Sau khi dỡ bỏ giãn cách xã hội, ngoài các đường bay đang khai thác, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục mở thêm 5 đường bay nội địa nhằm kích cầu du lịch.

Anh Thào A Phổng ở bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt giới thiệu với lãnh đạo xã về mô hình vườn cây ăn quả mới.

Năm 2010, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái đưa Dự án khoa học trồng thử nghiệm giống lê Tai Nung có nguồn gốc từ Đài Loan (Trung Quốc) ở hai xã Púng Luông và Dế Xu Phình.

Mô hình trồng ớt xuất khẩu ở xã Thanh Lương.

Nếu như năm 2015 thu nhập trên 1 ha đất canh tác của xã Thanh Lương, thị xã Nghĩa Lộ đạt 70 triệu đồng thì đến năm 2020 đạt 120 triệu đồng. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất hai vụ lúa đã đem lại kết quả này cho Thanh Lương.

Sau hơn 4 tháng thi công, công trình đã đạt trên 35% khối lượng, các hạng mục quan trọng vượt lũ như hai bệ của trụ chính T1, T2 đã hoàn thành.

Dự án công trình cầu Cổ Phúc do Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Yên Bái làm chủ đầu tư có tổng mức kinh phí 330 tỷ đồng, khởi công cuối năm 2019, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính thi công.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục