Trấn Yên: Hiệu quả bước đầu từ cây khôi nhung

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/9/2020 | 1:54:05 PM

YênBái - Tổ hợp tác Dược liệu Develope ở xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên thành lập tháng 3 năm 2019, bước đầu đã đạt một số kết quả trong trồng, chăm sóc, thu hái, xuất bán lá cây khôi nhung.

Anh Phạm Văn Tiến (bên phải) - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đào Thịnh, Tổ trưởng Tổ hợp tác Dược liệu Develope trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây khôi nhung với ông Nguyễn Trí Tuệ.
Anh Phạm Văn Tiến (bên phải) - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đào Thịnh, Tổ trưởng Tổ hợp tác Dược liệu Develope trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây khôi nhung với ông Nguyễn Trí Tuệ.

Anh Phạm Văn Tiến - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đào Thịnh, Tổ trưởng Tổ hợp tác Dược liệu Develope cho biết: "Khi vận động thành lập Tổ hợp tác cũng có khó khăn vì đây là loại cây trồng mới ở địa phương nên mọi người còn khá ngại ngần. Khó khăn nữa là mọi người chưa biết sẽ bán như thế nào, ai thu mua, giá cả ra sao và hiệu quả kinh tế đến đâu”. Giải quyết vấn đề đó, anh Tiến đã giải đáp các băn khoăn của mọi người. 

Về kỹ thuật, anh Tiến trực tiếp hướng dẫn. Về sản phẩm, anh Tiến trực tiếp thu mua theo giá thị trường. Về thị trường, nhu cầu đối với lá cây khôi nhung rất lớn vì đây là loại dược liệu được dùng để bào chế thuốc chữa dạ dày. 

Ngày thành lập, Tổ hợp tác có 13 thành viên tham gia trồng 5 sào cây khôi nhung. Đến nay, đã có thêm 2 thành viên tham gia Tổ hợp tác và tổng diện tích cây khôi nhung đạt 3 ha. Cây khôi nhung trồng ở xã Đào Thịnh đã cho hiệu quả bước đầu. Do trồng hom nên đến tháng 9 năm 2019, các thành viên đã thu hoạch lứa đầu, anh Tiến thu mua với giá 200.000 đồng/kg lá khô, 30.000 đồng/kg lá tươi, tính ra tất cả được 13 kg lá khô. 

Từ tháng 9 năm 2019 đến nay, đã có thêm 4 lứa lá khôi nhung của các thành viên cho thu hoạch, bình quân mỗi lứa được hơn 20 kg lá khô, làm đến đâu anh Tiến thu mua hết đến đó. Như vậy, tổng thu từ cây khôi nhung của các thành viên Tổ hợp tác trong vòng một năm là 20 triệu đồng. Anh Tiến đã thu mua của các thành viên Tổ hợp tác và xuất bán cho Công ty TNHH Một thành viên Việt Pháp ở Nam Định khoảng 1 tạ lá khôi nhung khô. 

Là một trong số thành viên đầu tiên tham gia Tổ hợp tác, ông Nguyễn Trí Tuệ ở thôn 5 Khe Sấu trồng 600 cây khôi nhung bằng hom, tương đương 1 sào. Ông chia sẻ, vào Tổ hợp tác là mong muốn được thử nghiệm trồng giống cây mới và tin tưởng có hiệu quả kinh tế, có tiềm năng phát triển. 

Vào Tổ hợp tác cũng là một cách tiếp cận nhanh và có nhiều thông tin, khi sản phẩm thành hàng hóa thì cũng dễ bán và được giá hơn. 600 cây khôi nhung đã cho ông Tuệ thu 6 lứa, mỗi lứa 10 kg lá tươi, bán giá 30.000 đồng/kg. Hiện tại, ông đã trồng thêm 300 cây và cũng vừa nghiệm thu xong 7.000 m2 đất đăng ký trồng cây khôi nhung do huyện hỗ trợ giá giống. 

Ông Tuệ nói: "Trồng cây khôi nhung vào 3 vụ trong năm, chăm sóc đơn giản, nhàn công, toàn bộ đều sử dụng phân gà ủ với trấu và chế phẩm vi sinh, không sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Nếu được chăm sóc tốt thì cây khôi nhung cho giá trị không nhỏ”. 

Năm 2020, các thành viên Tổ hợp tác đã đăng ký trồng thêm 3 ha cây khôi nhung có hỗ trợ của huyện về giá giống theo tỷ lệ 50 - 50 và đang trong quá trình tiến hành nghiệm thu đất. Hiện nay, giá một cây khôi nhung giống 8.000 đồng là khá cao và phải mua ở Phú Thọ. 

Anh Phạm Văn Tiến - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đào Thịnh, Tổ trưởng Tổ hợp tác Dược liệu Develope cho biết: "Giá cây giống cao, chúng tôi phải mua chứ chưa có nguồn để tự nhân hom nên phần nào hạn chế việc mở rộng diện tích. Ngoài ra, khôi nhung là loại cây nhất thiết phải bảo đảm tỷ lệ che phủ đạt yêu cầu khi được trồng dưới tán cây khác”. 

Mục tiêu trước mắt của Tổ hợp tác Dược liệu Develope sẽ phát triển cây khôi nhung lên 20 ha để bảo đảm sản lượng cung ứng nhằm tránh phụ thuộc vào một thị trường duy nhất. Các thành viên cũng sẽ tập trung chăm sóc tốt để nâng cao tỷ lệ dược tính, không ngừng nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu sản phẩm. 

Nguyễn Thơm

Tags Trấn Yên cây khôi nhung Tổ hợp tác Dược liệu Develope xã Đào Thịnh

Các tin khác
Sản xuất đá ốp lát xuất khẩu tại Công ty RK Marble Lục Yên tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương.

Vài năm gần đây, kinh tế tư nhân (KTTN) toàn tỉnh phát triển nhanh về số lượng, quy mô, chất lượng và đóng góp lớn hơn trong huy động các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế, tăng thu ngân sách, tạo việc làm cho nhiều lao động…

Sáng 17/9, UBND tỉnh Yên Bái phối hợp với Công ty cổ phần Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tích hợp ANIFER tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn khép kín công nghệ cao kết hợp trồng cây ăn quả công nghệ tưới Israel tại xã Đông An, huyện Văn Yên.

Giống gia cầm nhập lậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi trong nước.

Trước tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm giống từ Trung Quốc gia tăng, Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có Công văn số 6287/BNN-TY yêu cầu Ban chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, UBND các tỉnh kiểm soát chặt.

Ảnh minh họa.

Thủ tướng vừa ký quyết định ban hành kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục