Ngân hàng Yên Bái hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/11/2020 | 1:57:36 PM

YênBái - Hàng loạt các giải pháp như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ; giảm phí; giảm lãi suất... của ngành ngân hàng đang giúp cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái từng bước vượt qua những tác động tiêu cực do đại dịch Covid - 19.

Khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Trạm Tấu.
Khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Trạm Tấu.

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn bám sát Thông tư 01/2020/TT-NHNN và các văn bản hướng dẫn của hội sở chính để triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Trong đó, Ngân hàng đã chủ động làm việc với khách hàng để đánh giá mức độ thiệt hại do ảnh hưởng của dịch; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới; miễn giảm phí thanh toán; rà soát, cắt giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện tại và các khoản cho vay mới... 

Ông Phạm Văn Linh - Giám đốc Công ty TNHH Lộc Ninh chia sẻ: "Đợt đầu năm, do ảnh hưởng của dịch bệnh, Công ty gặp nhiều khó khăn, chúng tôi đã được cán bộ ngân hàng trực tiếp tới khảo sát tình hình kinh doanh, hướng dẫn các thủ tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ với tổng dư nợ trên 800 triệu đồng”. 

Theo lãnh đạo NHNN Chi nhánh Yên Bái,  chất lượng tín dụng các chi nhánh ngân hàng và các quỹ tín dụng nhân dân được rà soát, đánh giá, phân loại nợ đối với toàn bộ các khoản cấp tín dụng, trên cơ sở đó, đã hạch toán, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định; tích cực dùng nhiều biện pháp để xử lý và thu hồi nợ xấu, xử lý nợ xấu; cơ cấu lại nợ chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. 

Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu (nội bảng) của các chi nhánh ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội, quỹ tín dụng nhân dân đến 30/9/2020 chiếm 0,65% tổng dư nợ; dư nợ cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP, Nghị định 116/2018/NĐ-CP đến 30/10/2020 ước đạt 9.605 tỷ đồng, chiếm 38,57% tổng dư nợ; dư nợ cho vay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến 30/10/2020 ước đạt 8.015 tỷ đồng, chiếm 32,18% tổng dư nợ... 

Những kết quả mà ngành ngân hàng đã thực hiện thời gian qua vừa đảm bảo an toàn vốn vay, vừa thúc đẩy tăng trưởng tín dụng toàn ngành. Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã có vốn để sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ một phần khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp. 

Dự báo những khó khăn do tác động của dịch Covid-19 có thể kéo dài sang cả năm 2021, thời gian tới, ngành ngân hàng tiếp tục mở rộng tín dụng có hiệu quả, tập trung nguồn vốn cho vay các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên... 

Đồng thời, tăng cường kết nối, đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã tư vấn hỗ trợ về điều kiện, thủ tục vay vốn, mở rộng cho vay khách hàng mới; tháo gỡ cho khách hàng cũ khi gặp khó khăn; duy trì tiếp nhận và xử lý khó khăn, vướng mắc, kiến nghị qua đường dây nóng; thường xuyên làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, các tổ chức tín dụng trên địa bàn để nắm bắt thông tin, chủ động xử lý ý kiến, kiến nghị liên quan đến hoạt động ngân hàng... nhằm giúp khơi thông dòng vốn tín dụng, tạo điều kiện để doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, tiếp tục phát triển.

Tính đến ngày 19/10, dư nợ của khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là 4.347 tỷ đồng, chiếm 17,45% so với tổng dư nợ. Các chi nhánh ngân hàng đã tháo gỡ khó khăn cho 21.872 khách hàng, trong đó: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ cho 1.020 khách hàng với dư nợ 951 tỷ đồng. Doanh số cho vay mới lũy kế từ ngày 23/1/2020 đến 19/10/2020 là 3.585 tỷ đồng với 13.573 khách hàng, trong đó: khách hàng là doanh nghiệp và hợp tác xã là 123 đơn vị, doanh số cho vay là 1.352 tỷ đồng; 13.450 khách hàng cá nhân, doanh số cho vay là 2.233 tỷ đồng. Ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ cũ phát sinh trước ngày 23/01/2020 (dư nợ hiện hữu) từ 0,2% - 2,5%/năm cho 7.279 khách hàng, dư nợ được giảm lãi là 5.671 tỷ đồng...

Quang Thiều

Tags Yên Bái ngân hàng doanh nghiệp phòng chống Covid-19 giải ngân vốn chính sách ưu đãi

Các tin khác
Nhiều sản phẩm thời trang trong nước có mặt tại Yên Bái khẳng định thêm giá trị Việt trong lựa chọn của người tiêu dùng. (Ảnh: Thủy Thanh)

Gần hai chục năm kinh doanh hàng tạp hóa tại khu vực chợ Đồng Tâm, thành phố Yên Bái, bà Hoàng Thị Sơn nhận thấy thói quen của người tiêu dùng có nhiều thay đổi. Họ đã quan tâm hơn đến các sản phẩm của những nhà sản xuất trong nước.

Giá vàng trong nước tăng trở lại mức 56,35 triệu đồng/lượng vào cuối phiên giao dịch ngày 10/11.

Sáng 11/11, giá vàng SJC giữ nguyên, trong khi giá vàng thế giới tăng nhẹ lên mức 1.878,4 USD/oz. Giá bán vàng SJC hiện cao hơn vàng thế giới gần 3,7 triệu đồng/lượng.

May mặc xuất khẩu đang chịu nhiều ảnh hưởng do dịch Covid -19 (ảnh minh họa).

Dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp. Các doanh nghiệp hàng xuất khẩu là đối tượng bị ảnh hưởng lớn do các thị trường trọng điểm của tỉnh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Ấn Độ bị gián đoạn.

Công nhân Công ty TNHH Sản xuất y học cổ truyền và đông dược Thế Gia, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn đóng gói sản phẩm đồ uống sử dụng nguyên liệu từ quả sơn tra.

Đến nay, trong tổng số 28 chỉ tiêu Tỉnh ủy giao, Văn Chấn đã có 16 chỉ tiêu hoàn thành và hoàn thành vượt mức; 5 chỉ tiêu đạt trên 90%; 2 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 3 trường học đạt chuẩn quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục