Việt Nam xuất 2,5 triệu tấn trái cây tươi sang Trung Quốc

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/6/2021 | 2:22:04 PM

Lượng trái cây tươi xuất khẩu sang Trung Quốc 5 tháng đầu năm 2021 đạt 2,54 triệu tấn, tăng 144% so với cùng kỳ năm ngoái và bằng 76% so với cả năm 2020.

Vải thiều tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đang vào mùa thu hoạch.
Vải thiều tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đang vào mùa thu hoạch.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, đứng đầu trong 9 loại trái cây xuất chính ngạch sang Trung Quốc là thanh long đạt 1,2 triệu tấn, tăng 138% so với cùng kỳ; tiếp đến là xoài và dưa hấu. Theo đó, xoài đạt 468.000 tấn, tăng 156,8%; dưa hấu đạt trên 290.000 tấn, tăng 131,8%.

Riêng với quả vải, sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 51.000 tấn, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2020.

Để đáp ứng yêu cầu phía Trung Quốc, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp 1.703 mã số vùng trồng với diện tích 178.697 ha và 1.776 mã số cơ sở đóng gói cho các sản phẩm trên.

Đối với xoài, đến nay cơ quan chức năng cũng đã cấp 280 mã vùng trồng với diện tích 34.453 ha, thanh long 252 mã vùng trồng với diện tích 46.541 ha.

Mới đây, Trung Quốc đã đồng ý nhập khẩu tạm thời khoai lang và ớt từ Việt Nam, với điều kiện quả ớt nhập từ Việt Nam sẽ phải được sản xuất từ những vùng không nhiễm ruồi đục quả, hoặc phải được xử lý kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu; với khoai lang, toàn bộ vùng trồng cũng như cơ sở đóng gói được kiểm tra kỹ lưỡng. Cục Bảo vệ thực vật được giao phối hợp với các địa phương để hoàn tất hồ sơ kỹ thuật gửi cho Trung Quốc.

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong những tháng cuối năm, tình hình xuất khẩu sẽ khả quan hơn khi Trung Quốc ngày càng ưu tiên hàng Việt có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ hợp lệ.

Hiện Việt Nam có 9 loại trái cây xuất sang Trung Quốc, gồm: thanh long, chuối, xoài, nhãn, vải, dưa hấu, chôm chôm, mít và măng cụt. Bình quân, lượng xuất khẩu trái cây qua Trung Quốc đạt 3,3 - 3,5 triệu tấn/năm.

(Theo VTV)

Các tin khác
Khách hàng thanh toán qua QR Code tại siêu thị.

Ngày không tiền mặt 16/6 năm nay diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội, cách ly y tế, hạn chế tiếp xúc...

Sau khi cân nhắc tác động kinh tế - xã hội theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, tình hình cung - cầu hiện nay, ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Công Thương quyết định áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ Thái Lan ở mức 47,64%.

Đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, nếu lô hàng có trị giá dưới 6.000 euro, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng được phép tự chứng nhận xuất xứ (C/O). Với lô hàng có trị giá trên 6.000 euro, áp dụng cơ chế C/O do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp.

Trang trại nuôi heo tại miền Nam.

Giá heo hơi nhiều khu vực hiện giảm 3.000-5.000 đồng mỗi kg (tương đương 5-7%) so với tuần trước, xuống còn 60.000-68.000 đồng, thấp nhất 2 năm qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục