Quy định mới về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định UKVFTA

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/6/2021 | 3:53:42 PM

Đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, nếu lô hàng có trị giá dưới 6.000 euro, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng được phép tự chứng nhận xuất xứ (C/O). Với lô hàng có trị giá trên 6.000 euro, áp dụng cơ chế C/O do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp.

Với lô hàng có trị giá dưới 6.000 euro, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng được phép tự chứng nhận xuất xứ (C/O). Ảnh minh họaBộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 02/2021/TT-BCT quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA).

Thông tư nêu rõ, để hưởng ưu đãi thuế quan theo UKVFTA, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải được nộp cho cơ quan hải quan Việt Nam trong thời gian 2 năm kể từ thời điểm nhập khẩu. Cơ quan hải quan có thể yêu cầu bản dịch nếu chứng từ chứng nhận xuất xứ không phải bằng tiếng Anh.

Theo Thông tư, cơ chế chứng nhận xuất xứ trong UKVFTA được triển khai như sau: Đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam: (1) Với lô hàng có trị giá dưới 6.000 euro, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng được phép tự chứng nhận xuất xứ; (2) Với lô hàng có trị giá trên 6.000 euro, áp dụng cơ chế C/O do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp.

Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam: (1) Với lô hàng có trị giá dưới 6.000 euro, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng được phép tự chứng nhận xuất xứ; (2) Với lô hàng có trị giá trên 6.000 euro, chỉ có nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của UK mới được tự chứng nhận xuất xứ.

Quy định về tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Việt Nam

Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định khi hàng hóa có xuất xứ Việt Nam và đáp ứng quy định khác của UKVFTA. Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên hóa đơn, phiếu giao hàng hoặc chứng từ thương mại khác có đủ thông tin về hàng hóa, bằng cách đánh máy, đóng dấu hoặc in nội dung lời văn khai báo xuất xứ hàng hóa trên chứng từ.

Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ có thể phát hành sau khi xuất khẩu hàng hóa với điều kiện được xuất trình tại nước thành viên nhập khẩu không muộn hơn 2 năm hoặc theo quy định của Nước thành viên nhập khẩu kể từ khi hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Nước thành viên nhập khẩu.

Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ, nhà xuất khẩu khai báo, đăng tải chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chứng từ liên quan đến lô hàng xuất khẩu theo quy định từ điểm c đến điểm h khoản 1 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn của Bộ Công Thương.

Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày phát hành tại nước thành viên xuất khẩu và phải nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực.

Thông tư số 02/2021/TT-BCT có hiệu lực kể từ ngày 26/7/2021.

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Trang trại nuôi heo tại miền Nam.

Giá heo hơi nhiều khu vực hiện giảm 3.000-5.000 đồng mỗi kg (tương đương 5-7%) so với tuần trước, xuống còn 60.000-68.000 đồng, thấp nhất 2 năm qua.

Nông dân xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình thu hoạch lúa xuân.

Những ngày này, nông dân huyện Yên Bình đang rất phấn khởi bởi khi có một vụ lúa xuân bội thu.

Ngân hàng Agribank Chi nhánh Lục Yên Bắc Yên Bái giữ khoảng cách của khách hàng đến giao dịch.

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện Lục Yên đã có nhiều giải pháp vừa duy trì tốt hoạt động vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

Nửa tấn vải thiều Bắc Giang tới Brussels cuối tuần trước theo chuyến bay Vietnam Airlines từ Hà Nội tới Frankfurt, rồi từ Đức theo đường bộ qua tới Bỉ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục