Đừng vô cảm với doanh nghiệp

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/10/2021 | 2:36:21 PM

Chính sách mà trung ương đề ra có vẻ rất tốt, hài hòa để thực hiện mục tiêu vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Nhưng khi thực thi ở địa phương thì lại thắt chặt và gây khó.

Một doanh nghiệp đã tạm dừng hoạt động vì có ca nghi nhiễm COVID-19 (ảnh chụp vào chiều 4-7)
Một doanh nghiệp đã tạm dừng hoạt động vì có ca nghi nhiễm COVID-19 (ảnh chụp vào chiều 4-7)

Ứng xử với doanh nhân là ứng xử với nền kinh tế

Không thể tránh khỏi việc không có công nhân nào nhiễm bệnh, không lây nhiễm khi mà dịch bệnh bùng phát mạnh như vậy. Nhưng có một ca nhiễm thì đóng cửa cả nhà máy, thậm chí đưa ra những biện pháp khá cực đoan, siết chặt. 

Nếu cứ làm như vậy thì doanh nghiệp (DN) phải ngừng hoạt động, tổn thất rất nặng nề và vấn đề lớn hơn đó là mất doanh thu, mất việc làm, thất nghiệp, tạo nên gánh nặng cho an sinh xã hội và đe dọa đến phát triển kinh tế.

Thực tế cho thấy nếu cứ áp đặt các biện pháp, mệnh lệnh hành chính như thế thì hệ quả sẽ là tình trạng thất nghiệp hàng loạt, đóng cửa, kinh tế tăng trưởng âm. 

Chính quyền cần phải hiểu rằng các giải pháp cực đoan sẽ giống như tạo ra những cú sốc phản vệ, hệ lụy tiếp theo gây ra sẽ lớn hơn rất nhiều lần so với việc phải giải quyết hiện nay là chống dịch.

"Chính quyền cần nhìn nhận vai trò, vị thế của DN, doanh nhân ở mức cao hơn, không chỉ là đóng góp mà là đối tác cùng đồng hành trong công cuộc phòng chống dịch.

TS Nguyễn Sĩ Dũng 

Phải là đối tác đồng hành

Thực tế, tôi thấy rằng trong cuộc chiến chống dịch vừa qua, DN - doanh nhân đang được nhìn nhận ở vai trò đóng góp, chủ yếu là huy động tài chính và phải đảm bảo sự an toàn cho người lao động.

Doanh nhân có quan hệ rộng trên thương trường, nếu được khai thác tốt sẽ huy động được thêm nguồn lực cho phòng chống dịch. Thực tế, dù chưa thành chủ trương lớn nhưng một số DN đã mua sắm các trang thiết bị, vắc xin, bộ kit xét nghiệm.

Chúng ta không thể chống dịch mãi khi nguồn lực đang cạn dần, bởi không biết bao giờ cuộc chiến này mới kết thúc. Vì thế, những biện pháp như phong tỏa hay hạn chế đi lại của các địa phương đừng nên ban hành một cách đơn phương mà nên có sự trao đổi với cộng đồng DN, người dân, để có chính sách hợp lý, không giết dần nền kinh tế.

Chính quyền cần nhìn nhận vai trò, vị thế của DN, doanh nhân ở mức cao hơn, không chỉ là đóng góp mà là đối tác cùng đồng hành trong công cuộc phòng chống dịch, bảo tồn sự phát triển kinh tế.

Dường như ở một số nơi, các quan chức chỉ nhìn thấy mục tiêu chống dịch thôi chứ không thấy mục tiêu về phát triển kinh tế, nên đang nhìn nhận doanh nhân như là người chấp hành, để kiểm soát và quản lý là chính. 

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Chính phủ, Thủ tướng đang nhấn mạnh chuyển hướng chiến lược từ "zero COVID" sang thích ứng an toàn thì các chính sách phục hồi thế nào cần phải có vai trò tham gia, tham vấn tích cực của DN. Họ sẽ nói họ mong muốn gì, cần gì, lúc đó các chính sách đưa ra mới chính xác.

Từ công cuộc chống dịch hiện nay, cần nhìn nhận vai trò của chính quyền - DN, doanh nhân trong mối quan hệ bình đẳng trước pháp luật. 

Chúng ta định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì chính quyền không phải và không thể đứng lên trên DN. Chính quyền có thể có thẩm quyền thực thi nhưng không thể vượt qua thẩm quyền đó để áp đặt và đưa ra những biện pháp cứng nhắc, vô cảm như trong đợt dịch vừa qua.

Vị thế, vai trò của DN, doanh nhân ngày nay là làm ra của cải vật chất, đóng góp cho ngân sách, gián tiếp cung cấp lương bổng cả hệ thống quản trị. 

Việc yêu cầu lãnh đạo các cấp chịu trách nhiệm cần được đảm bảo cả hai vế: phòng chống dịch và bảo tồn, phát triển kinh tế. Có vậy mới buộc chính quyền địa phương đưa ra những giải pháp cân bằng để bảo tồn sự phát triển DN, tôn trọng vị thế doanh nhân.

(Theo TTO)

Các tin khác
Giá gạo xuất khẩu đã khởi sắc trở lại, đạt 433-437 USD/tấn.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng thêm khoảng 5 USD/tấn so với tuần trước, chào bán trên thị trường thế giới ở mức 433-437 USD/tấn.

Hầu hết các doanh nghiệp đang cần vốn vay lãi suất thấp để khôi phục sản xuất.

Những điều kiện như không có nợ xấu tại thời điểm vay vốn hoặc đã quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020... khiến doanh nghiệp khó tiếp cận gói hỗ trợ vay vốn ưu đãi.

Cán bộ NHCSXH huyện Mù Cang Chải kiểm tra mô hình chăn nuôi trâu, bò của gia đình ông Giàng Nủ Vàng ở Bản Háng Cháng Lừ, xã Khao Mang.

Giúp người dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ để phát triển kinh tế, vươn lên xóa đói giảm nghèo, trong năm 2020 và 9 tháng đầu năm nay, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mù Cang Chải đã chuyển tải kịp thời nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đến các đối tượng được thụ hưởng theo quy định.

Nhân dân thôn Minh Đồng, xã Đồng Khê tham gia kiên cố hóa đường giao thông nông thôn.

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, những năm qua, huyện Văn Chấn huy động mọi nguồn lực để từng bước cứng hóa, kiên cố hóa, hoàn thiện hệ thống đường giao thông nông thôn (GTNT). Qua đó, mỗi năm có hàng trăm ki-lô-mét đường giao thông được cứng hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các vùng quê và chương trình xây dựng nông thôn mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục