Hé lộ chương trình hành động mới của Chính phủ dành cho kinh tế tư nhân

  • Cập nhật: Chủ nhật, 24/4/2022 | 7:25:03 AM

Mục tiêu của Chương trình hành động là phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có khoảng 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn. Hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có tiềm lực.

Kinh tế tư nhân cần thêm không gian để phát triển.
Kinh tế tư nhân cần thêm không gian để phát triển.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang soạn thảo Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.

Mục tiêu của Chương trình hành động là phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có khoảng 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn. Hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có tiềm lực, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Phấn đấu tăng tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP để đến năm 2025 đạt khoảng 55%.

Một trong những nhiệm vụ chủ yếu để đạt mục tiêu trên là tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đồng bộ, nhất quán, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân.

Trong đó tiếp tục rà soát, kiến nghị bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật không còn phù hợp, chồng chéo, chưa đầy đủ hoặc vướng mắc liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, đất đai, tài chính,... để tháo gỡ điểm nghẽn phát triển kinh tế tư nhân, bảo đảm bảo thực hiện nghiêm minh quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản của các chủ thể kinh tế tư nhân.

Thứ hai, tiếp tục mở rộng khả năng tham gia thị trường của kinh tế tư nhân và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng.

Thứ ba, tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng và tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực của kinh tế tư nhân. Trong đó, dự thảo nêu vai trò của Bộ GTVT chủ trì, phối hợp tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách khai thác, sử dụng hiệu quả tài sản kết cấu hạ tầng giao thông do Nhà nước đầu tư thông qua đấu thầu cho khu vực kinh tế tư nhân thuê quản lý, sử dụng và khai thác.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện cơ cấu lại và phát triển an toàn, đồng bộ thị trường chứng khoán, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu DN và các thị trường chứng khoán phái sinh tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân huy động vốn.

Thứ tư, tiếp tục tập trung hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất. Trong đó Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện và tổ chức triển khai Chiến lược quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số đến năm 2030; Chương trình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; nghiên cứu giao hoặc đặt hàng các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam phát triển các giải pháp, nền tảng công nghệ số; Triển khai Chương trình thương hiệu Việt cho sản phẩm công nghệ số Make in Việt Nam chinh phục người Việt Nam để nâng cao phạm vi ảnh hưởng và năng lực cạnh tranh của các thương hiệu công nghệ số quốc gia. 

Thứ năm, tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; thống nhất nhận thức, tư tưởng về phát triển kinh tế tư nhân.

(Theo Vietnamnet)

Các tin khác
Có tới 49.591 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 4 tháng đầu năm 2022, là mức cao nhất trong giai đoạn 4 tháng đầu năm từ trước đến nay. (Ảnh minh họa).

Trong 4 tháng đầu năm 2022, số doanh nghiệp thành lập mới đạt 49.591 doanh nghiệp, là mức cao nhất trong giai đoạn 4 tháng đầu năm từ trước đến nay, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2021. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động thậm chí còn có mức tăng mạnh hơn nhiều, với 30.919 doanh nghiệp, tăng 60,6%.

Quý I-2022, thành phố Hà Nội đã thu hút 513,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử của Công ty TNHH Rhythm Precision Việt Nam (doanh nghiệp Nhật Bản) tại huyện Sóc Sơn.

Kết quả thu hút, sử dụng vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta quý I-2022 được đánh giá là khả quan trong bối cảnh bất lợi, suy giảm trên phạm vi toàn cầu do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Dự báo, việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp đà bứt phá để trở thành đầu vào tiếp sức cho sản xuất cũng như nâng tầm quy mô, sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chúng ta hoàn toàn không chủ quan, mà có căn cứ khoa học, thực tiễn để tin tưởng vào sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Thủ tướng nêu rõ quan điểm của Chính phủ kiên quyết xử lý cá nhân, tổ chức cố tình vi phạm quy định, lợi ích nhóm, trục lợi bất hợp pháp và bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, doanh nghiệp chân chính.

Quang cảnh Hội nghị.

Sáng ngày 22/4, Sở Công thương tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị thúc đẩy hoạt động xuất khẩu năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục