Yên Bái: Sản xuất công nghiệp phục hồi và tăng trưởng

  • Cập nhật: Thứ hai, 25/4/2022 | 2:36:08 PM

YênBái - Những tháng đầu năm 2022, dù chịu tác động lớn của dịch Covid-19, song với phương án thích ứng an toàn, các doanh nghiệp (DN) đã chủ động tầm soát, không để dịch bệnh làm gián đoạn sản xuất và đóng góp tích cực vào sản xuất công nghiệp (SXCN) của tỉnh.

Sản xuất tấm ốp trần tại Công ty cổ phần An Phú.
Sản xuất tấm ốp trần tại Công ty cổ phần An Phú.

Từ đầu năm tới nay, nhiều nhà máy trên địa bàn ghi nhận số lượng lao động nhiễm Covid-19 lớn. Tuy nhiên, với các phương án phòng, chống dịch (PCD) và linh hoạt các giải pháp khắc phục khó khăn, thích ứng tình hình dịch bệnh nên các DN vẫn đảm bảo ổn định sản xuất. 

Bà Lê Thị Hậu - Trưởng phòng Nhân sự - Hành chính Công ty TNHH Unico Global YB, Khu Công nghiệp Âu Lâu, thành phố Yên Bái cho hay: "DN có hơn 1.000 lao động. Sau mỗi ca F0 được phát hiện, chúng tôi lập tức cách ly người nhiễm để khoanh vùng nhằm đảm bảo không dừng sản xuất. Cùng đó, Công ty động viên người lao động tích cực làm thêm giờ bù lại một phần lao động thiếu hụt để đảm bảo kịp tiến độ giao hàng cho đối tác. Đến nay, các tổ, bộ phận vẫn duy trì sản xuất ổn định và hết quý I đã sản xuất được trên 103.962 sản phẩm, đạt 40% kế hoạch năm, giá trị xuất khẩu đạt 8 tỷ đồng. Để đáp ứng đơn hàng từ nay đến cuối năm, Công ty đang có nhu cầu tuyển dụng thêm 500 lao động”. 

Cùng với làm tốt PCD, để không gián đoạn sản xuất, nhiều DN tích cực đa dạng hóa sản phẩm, phát triển thị trường, đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh (SXKD), góp phần tăng trưởng cho ngành công nghiệp. Ông Dương Huy Bình - Trưởng phòng Hành chính của Công ty An Tiến Industries, Khu Công nghiệp phía Nam cho biết: là DN chuyên sản xuất hạt phụ gia nhựa và bột đá siêu mịn, An Tiến Industries đang là nhà sản xuất hạt nhựa phụ gia lớn thứ 2 Việt Nam. 

Trước khó khăn của dịch bệnh và sự cạnh tranh khốc liệt của sản phẩm cùng loại, DN đã tích cực đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường. Đến nay, sản phẩm của An Tiến Industries được xuất khẩu sang 62 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

Vừa PCD vừa duy trì sản xuất, Công ty tạo việc làm ổn định cho hơn 200 lao động với mức thu nhập bình quân 7 triệu đồng/người/tháng. Năm 2022, An Tiến Industries đặt ra kế hoạch kinh doanh với doanh thu hợp nhất đạt 9.000 tỷ đồng, tăng 8,9% so với năm 2021 và lợi nhuận sau thuế đạt 97 tỷ đồng.

Trong những tháng đầu năm 2022, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khiến một bộ phận lao động tại các DN phải nghỉ việc để cách ly, gây tình trạng thiếu hụt lao động tạm thời, khiến hoạt động SXKD của nhiều DN gặp khó khăn. 

Thực hiện phương châm "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, các DN đã có nhiều phương án để khắc phục khó khăn về thiếu hụt lao động để đảm bảo kế hoạch SXKD được diễn ra bình thường. 

Đến nay, chưa ghi nhận nhà máy nào trên địa bàn phải ngừng hoạt động vì tác động của dịch bệnh. Nhờ vậy, SXCN tiếp tục phục hồi và tăng trưởng, nhiều ngành công nghiệp trọng điểm khởi sắc, tăng trưởng cao so với cùng kỳ. 

Theo Sở Công Thương, giá trị SXCN quý I/2022 ước đạt  4.517 tỷ đồng, ước tính theo giá so sánh năm 2010 đạt 3.301 tỷ đồng, tăng 8,78%  so với cùng kỳ năm 2021, bằng 21,3% kế hoạch năm; chỉ số công nghiệp toàn ngành tăng 9,25% so với cùng kỳ năm 2021. 

Trong đó, ghi nhận nhiều sản phẩm chủ lực trên đà phục hồi và đóng góp lớn đến giá trị và chỉ số SXCN như điện thương phẩm ước đạt 254,076 triệu kWh, tăng 3,11% so với cùng kỳ; điện sản xuất ước đạt 337,3 triệu kWh, tăng 26,54% so với cùng kỳ;  đá Block ước đạt 13.336 m3, tăng 13,06% so với cùng kỳ; ván ghép thanh ước đạt 1.500 tấn, tăng 17,19% so với cùng kỳ; sứ cách điện ước đạt 1.010 tấn, tăng 6,88% so với cùng kỳ; quặng sắt và tinh quặng sắt ước đạt 37.730 tấn, tăng 6,88% so với cùng kỳ; viên nén nhiên liệu ước đạt 11.000 tấn, tăng 7,84% so với cùng kỳ. 

Bám sát kịch bản tăng trưởng, trong tháng 4/2022, ngành công thương đặt mục tiêu phấn đấu giá trị SXCN đạt từ 1.220 tỷ đồng, lũy kế  đạt 4.519 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 1.960 tỷ đồng, lũy kế đạt 7.565 tỷ đồng; xuất khẩu phấn đấu đạt 22 triệu USD trở lên, lũy kế đạt 84,5 triệu USD. 

Để đạt mục tiêu này, ngành công thương tiếp tục tham mưu với tỉnh triển khai nhanh các gói hỗ trợ DN và người lao động trong "Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế” cũng như các chính sách của tỉnh kịp thời, hiệu quả. 

Hoàn chỉnh phương án phát triển công nghiệp, năng lượng; phương án phát triển hạ tầng thương mại, năng lượng để tích hợp vào quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp tục thực hiện tốt cải cách hành chính, trọng tâm là quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian, đơn giản hóa quy trình tạo thuận lợi cho DN, người dân trong triển khai các dự án, SXKD, tiêu thụ sản phẩm. 

Ngành công thương sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, địa phương nắm bắt tình hình SXKD, tranh thủ tình hình thị trường thuận lợi đẩy mạnh SXKD; hoàn thành phương án chấm điểm lựa chọn nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn; tiếp tục đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp. 

Cùng đó, Sở Công Thương tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại; tích cực triển khai các nhiệm vụ trong chương trình hành động thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA, UKVFTA); Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (RCEP...); tìm kiếm, mở rộng, đa dạng hóa thị trường trong nước và xuất khẩu. Tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ khuyến công, tư vấn phát triển công nghiệp, hỗ trợ thúc đẩy SXKD; tăng cường hỗ trợ DN về xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường…
Văn Thông

Tags Yên Bái an toàn doanh nghiệp thích ứng an toàn linh hoạt kiểm soát dịch Covid-19

Các tin khác

Huyện Trấn Yên tiếp tục phát triển mở rộng diện tích trồng tre măng Bát độ để tạo ra vùng nguyên liệu tập trung với quy mô lớn, trồng mới và trồng thay thế 500 ha. Phấn đấu đến năm 2025, diện tích tre măng Bát độ đạt trên 4.000 ha, sản lượng khai thác hàng năm đạt 40.000 tấn măng thương phẩm; liên kết với các doanh nghiệp xây dựng các nhà máy chế biến sâu sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Năm 2022, thành phố Yên Bái tiếp tục xác định tập trung giải pháp để đẩy nhanh tiến độ, sớm bàn giao mặt bằng sạch, thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm. Đây cũng là tiền đề quan trọng, tạo động lực để thành phố tiếp tục bứt phá, hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

Việc tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu để hạn chế sản xuất, tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc tế.

Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 sẽ xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, bia, rượu nhằm hạn chế sản xuất, tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc tế.

Tiến độ triển khai thu phí không dừng trên nhiều tuyến cao tốc đã chậm so với dự kiến

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các đơn vị hoàn thành đúng tiến độ theo chỉ đạo của Chính phủ, Quốc hội; có biện pháp xử lý trách nhiệm của cá nhân, tập thể có liên quan nếu để chậm tiến độ nêu trên; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 30/6/2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục