Gạo Việt Nam tăng tốc xuất khẩu sang ASEAN

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/5/2022 | 5:04:17 AM

Văn phòng Bộ Công thương vừa thông tin, loại gạo chất lượng cao của Việt Nam đang được xuất khẩu mạnh sang các nước trong khu vực ASEAN với giá bán cao. Việt Nam sẽ giảm xuất khẩu loại gạo trắng thường vì không cạnh tranh được với gạo giá rẻ của Myanmar, Pakistan và Ấn Độ... và chương trình tư vấn cho doanh nghiệp sẽ diễn ra vào ngày mai 5-5.

Gạo chất lượng cao của Việt Nam đang bán được giá cao ở ASEAN.
Gạo chất lượng cao của Việt Nam đang bán được giá cao ở ASEAN.

Theo Bộ Công thương, những năm qua, gạo là mặt hàng nông sản chính của Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN. Đây là thị trường lớn với dân số gần 700 triệu dân. Người dân ASEAN có nhiều nét tương đồng về lối sống, văn hóa và sinh hoạt, ưu thế về khoảng cách địa lý gần với Việt Nam. Do đó, dư địa để tăng trưởng xuất khẩu của gạo Việt Nam sang khu vực ASEAN còn rất lớn. 

Trong số các nước ASEAN, lúa gạo của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang Philippines. Năm 2021, Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với lượng xuất khẩu đạt 2,45 triệu tấn, với kim ngạch trên 1,25 tỷ USD, giá trung bình 509,7 USD/tấn, tăng 10,7% về lượng, tăng 18,5% về kim ngạch và tăng 7,1% về giá so với năm 2020, chiếm 38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Quý 1, Philippines tiếp tục đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 44,7% trong tổng lượng và chiếm 42,6% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước, đạt 672.136 tấn, tương đương 311,08 triệu USD, giá trung bình 462,8 USD/tấn, tăng mạnh 63,3% về lượng, tăng 41,4% về kim ngạch.

Ngoài Philippines, gạo Việt Nam còn được xuất khẩu sang các thị trường quan trọng khác trong ASEAN như Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei.

Đáng chú ý, xuất khẩu gạo sang thị trường Malaysia trong tháng 1 tăng mạnh cả về lượng và kim ngạch so với tháng 12-2021, với mức tăng tương ứng 163,4% và 156%. So với tháng 1-2021 cũng tăng mạnh 104% về khối lượng và tăng 67,5% về kim ngạch, đạt 34.925 tấn, tương đương 16,07 triệu USD.

Gạo xuất khẩu sang Philippines và Indonesia chủ yếu là gạo trắng phẩm cấp thường, độ tấm từ 20-25%, cạnh tranh chủ yếu bằng giá. Về mặt chiến lược, ngành lúa gạo của Việt Nam sẽ giảm dần xuất khẩu các loại gạo trắng thường vì không thể cạnh tranh về giá với các nước chuyên sản xuất gạo giá rẻ như Myanmar, Pakistan và Ấn Độ, để tăng cường sản xuất loại gạo chất lượng cao. 

Những năm về trước, lúa chất lượng cao chỉ chiếm từ 35 đến 40% trong cơ cấu sản xuất lúa gạo thì đến năm 2020 con số này đã đạt từ 75 đến 80%. Việc này đã đưa giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng lên rất nhanh trong vài năm gần đây, nhất là từ năm 2020.

Cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng gia tăng các loại gạo thơm, gạo đặc sản, gạo japonica, gạo trắng phẩm cấp cao với giá bán và giá trị gia tăng cao hơn. Mục tiêu xuất khẩu gạo của cả nước cũng đã được điều chỉnh, đến năm 2030, dự kiến chỉ còn khoảng 4 triệu tấn. Do đó, để nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo sang ASEAN, ngành gạo cần rà soát lại nhu cầu nhập khẩu của từng thị trường trong ASEAN, xác định những thị trường tiêu thụ gạo phẩm cấp thường với giá rẻ, thị trường tiêu thụ gạo cao cấp, gạo thơm…

Ngày 5-5, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cùng các Thương vụ Việt Nam tại ASEAN sẽ tổ chức phiên tư vấn chuyên đề xuất khẩu sản phẩm lúa gạo sang thị trường ASEAN để giúp doanh nghiệp Việt Nam mau chóng định hình và nắm bắt cơ hội này. 

(Theo SGGP)

Các tin khác
Cán bộ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn kỹ thuật cho người dân huyện Mù Cang Chải thực hiện mô hình thâm canh khoai sọ.

Những năm qua, thông qua việc xây dựng và triển khai các mô hình trình diễn, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tạo điều kiện để người dân được tiếp cận những kỹ thuật mới, đưa các cây, con giống mới, cách làm mới ứng dụng vào thực tiễn.

Nông dân thị trấn Nông trường Liên Sơn thu hoạch chè.

Năm 2021, vượt qua những khó khăn, thử thách khiến giá thành sản phẩm chè tụt dốc, sản xuất, kinh doanh (SXKD) chè ở Văn Chấn vẫn đứng vững với nhiều tín hiệu khả quan.

Một cửa hàng của Petrolimex chuẩn bị niêm yết giá mới. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Từ 15 giờ ngày 4/5, mỗi lít xăng E5 RON92 cộng thêm 334 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 442 đồng/lít; dầu diesel tăng 171 đồng/lít. Tuy vậy, dầu hỏa giữ ổn định và dầu mazút giảm 240 đồng/kg.

Ngày 4/5, dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị với các sở, ngành, địa phương và các đơn vị tư vấn nghe báo cáo tình hình triển khai lập quy hoạch các chuyên đề tích hợp vào quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục