Điện lực Nghĩa Lộ nỗ lực quản lý an toàn hành lang lưới điện cao áp

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/5/2022 | 7:38:45 AM

YênBái - Điện lực Nghĩa Lộ (ĐLNL) quản lý, vận hành lưới điện khu vực phía Tây gồm 4 huyện, thị: thị xã Nghĩa Lộ và các huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải với 64 xã, phường, thị trấn; quản lý 470 trạm biến áp (TBA). Trong đó, gồm 382 TBA công cộng và 88 TBA chuyên dùng, quản lý 728 km đường dây 35kV, 16,2 km đường dây 22kV, 815 km đường dây hạ thế, phục vụ gần 70.500 khách hàng.

Nhân viên Điện lực Nghĩa Lộ hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn.
Nhân viên Điện lực Nghĩa Lộ hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn.

Phần lớn mạng lưới điện, hệ thống đường dây đi qua các khu vực rừng trồng, rừng phòng hộ, các cánh đồng lớn, khu dân cư đông đúc. Cùng với đó, các công trình, các khu đô thị mới mọc lên ngày một nhiều, dễ xảy ra các sự cố và các công trình vi phạm hành lang lưới điện (HLLĐ) cao áp.

Theo thống kê của ĐLNL, trong năm 2021 và 4 tháng đầu năm 2022, ĐLNL đã xảy ra 18 vụ sự cố liên quan đến vi phạm an toàn HLLĐ cao áp. Các sự cố đã gây gián đoạn cung cấp điện cho 1.295 lượt TBA phân phối, gián đoạn cung cấp điện của 135.973 lượt khách hàng; tổng thời gian mất điện là 492 phút. Các sự cố do vi phạm an toàn HLLĐ cao áp đã làm ảnh hưởng lớn đến tình hình cấp điện thuộc khu vực quản lý, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc đảm bảo cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Trước thực trạng đó, để giảm thiểu các hành vi vi phạm an toàn HLLĐ, hạn chế các sự cố điện xảy ra, ĐLNL đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể như: áp dụng nhiều ứng dụng khoa học, công nghệ như sử dụng flycam để kiểm tra đường dây; sử dụng camera nhiệt để kiểm tra nhiệt độ tại các TBA... để sớm phát hiện các điểm sự cố, các tồn tại, khiếm khuyết trên lưới điện nhằm nhanh chóng khắc phục, giảm thời gian mất điện do sự cố, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho lưới điện khu vực được giao quản lý. 

Đồng thời, phối hợp với các tiểu ban chỉ đạo bảo vệ an toàn HLLĐ cao áp của các huyện, thị để thực hiện các công tác quản lý HLLĐ; xây dựng chương trình giảm thiểu vi phạm HLLĐ, giao kế hoạch cho các tổ quản lý tổng hợp các khu vực để thực hiện. 

Đồng thời, ĐLNL cũng thường xuyên tuyên truyền, quán triệt đến từng cán bộ, công nhân viên nhằm nâng cao ý thức trong công tác kiểm tra định kỳ lưới điện; tham mưu với UBND các huyện, thị ban hành các văn bản tuyên truyền về công tác bảo vệ an toàn HLLĐ cao áp và an toàn điện trong nhân dân; thực hiện gửi các thông báo đến các chủ sở hữu rừng, chính quyền địa phương.

Đồng thời gắn biển cảnh báo có ghi số điện thoại của tổ quản lý tổng hợp khu vực có cây để liên hệ phối hợp thực hiện các biện pháp an toàn khi chặt cây; phối hợp với chính quyền địa phương ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định với người dân, tổ chức có hành vi vi phạm an toàn HLLĐ cao áp để răn đe, phòng ngừa chung. 

Cùng đó, ĐLNL chỉ đạo tăng cường chuyển đổi số trong quản lý HLLĐ; thực hiện tốt việc nghiệm thu, tiếp nhận và vận hành công trình lưới điện phải có đầy đủ hồ sơ đền bù, giải phóng mặt bằng; lập quy chế phối hợp về đảm bảo an toàn HLLĐ cao áp...

Các giải pháp đó đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của người dân về chấp hành tốt các quy định bảo vệ an toàn HLLĐ như: xây dựng các công trình dân sinh không vi phạm an toàn HLLĐ; phát quang hoặc không tự ý trồng, chặt cây làm ảnh hưởng đến an toàn HLLĐ... 

Qua đó, đem lại hiệu quả rõ rệt đảm bảo an toàn HLLĐ. Cụ thể, năm 2021 giảm 26 vụ sự cố do vi phạm an toàn HLLĐ cao áp so với năm 2019; thời gian mất điện do sự cố về vi phạm an toàn HLLĐ giảm đáng kể; chất lượng phục vụ điện sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh được nâng cao.

Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn một số điểm người dân và các đơn vị thi công có hành vi xây dựng, đổ đất, trồng cây trong và gần đường dây cao áp, vi phạm an toàn HLLĐ cao áp có thể dẫn đến sự cố nguy hiểm đến người và tài sản. Đồng thời đang bước vào mùa mưa bão năm 2022 tiếp tục tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra sự cố lưới điện. Do đó, ĐLNL tiếp tục tăng cường các giải pháp đã triển khai, phát huy nội lực, bố trí nhân lực làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, sửa chữa, trực sẵn sàng xử lý các sự cố khi xảy ra.

Thu Hạnh

Tags Điện lực Nghĩa Lộ lưới điện sản xuất kinh doanh giải phóng mặt bằng

Các tin khác
Từ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều hộ nông dân ở xã Nậm Khắt đầu tư chăn nuôi trâu mang lại hiệu quả kinh tế.

Nhiều gia đình hội viên nông dân trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát triển kinh tế, thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng với các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả, sản xuất, kinh doanh từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện.

Lãnh đạo xã Báo Đáp kiểm tra việc chăm sóc, thu hái dâu ở thôn Đồng Sâm.

Cùng với cây lúa, chăn nuôi, trồng gỗ nguyên liệu, quế, những năm qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên còn phát huy nhiều thế mạnh địa phương để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân; trong đó, trồng dâu nuôi tằm, trồng cây dược liệu, ươm quế giống, sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao đang được người dân tích cực áp dụng.

Các thành viên HTX Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông, lâm nghiệp Lâm Giang thu hoạch củ cải trắng.

Từ khi hoạt động theo Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012, các HTX đã phát huy hiệu quả trong việc đổi thay nếp nghĩ, cách làm, nâng cao hiệu quả sản xuất, đặc biệt là đẩy mạnh việc liên doanh, liên kết "4 nhà”, đảm bảo đầu ra sản phẩm ổn định, phát huy vai trò “trụ đỡ” cho kinh tế hộ.

Người dân đến Chi cục Thuế thành phố Yên Bái làm thủ tục nộp lệ phí trước bạ.

Năm 2022 thành phố Yên Bái được tỉnh giao dự toán thu ngân sách là 770 tỷ đồng, dự toán phấn đấu của thành phố là 900 tỷ đồng, trong đó thu từ giao đất là 503 tỷ đồng, thu từ tiền sử dụng đất là 397 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục