Tiếp sức để hộ nghèo vươn lên thoát nghèo
- Cập nhật: Thứ sáu, 15/7/2022 | 9:33:20 AM
YênBái - Qua 20 năm triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội (CSXH) theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ tại huyện Văn Yên, đã thể hiện rõ nét sự quan tâm của Đảng đối với một chính sách thiết yếu, một kênh tín dụng quan trọng giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách (ĐTCS) khác vươn lên trong cuộc sống. Đồng thời, đã khẳng định vai trò của tín dụng CSXH đối với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương,
Chủ tịch HĐQT Phòng giao dịch NHCSXH huyện Văn Yên trao sổ tiết kiệm vì người nghèo cho các cá nhân xã Yên Thái.
|
>>Văn Yên phát huy nguồn vốn vay ưu đãi
>>Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Yên: Tăng dư nợ gắn với chất lượng tín dụng
Đến 30/6/2022, tổng nguồn vốn cho vay qua các chương trình TDƯĐ đạt 637.427 triệu đồng, tăng 612.100 triệu đồng so với năm 2003; tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11%, với 12.684 hộ nghèo, cận nghèo và các ĐTCS khác đang vay vốn. Dư nợ bình quân đạt 50,3 triệu đồng/hộ, tăng 42,6 triệu đồng/hộ so với năm 2003. Với đồng vốn tuy không lớn, nhưng đã kịp thời vươn tới 100% thôn, bản và các xã trong huyện thông qua việc ủy thác qua hội, đoàn thể, ủy nhiệm qua hệ thống các tổ tiết kiệm và vay vốn để đến với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các ĐTCS khác. Nguồn vốn TDƯĐ thực sự trở thành công cụ hữu hiệu góp phần giảm nghèo bền vững. |
Tags thoát nghèo đối tượng chính sách tín dụng chính sách hộ nghèo hộ cận nghèo nông thôn mới
Các tin khác
Khác hẳn với các sản phẩm khoai khác dù là khoai lệ phố tiến vua hay khoai nương tím ở các nhiều tỉnh trong Nam, ngoài Bắc, khoai sọ Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái khó có loại khoai nào sánh được, bởi đây là sản vật được thiên nhiên ban tặng.
Năm 2022, huyện Trấn Yên được tỉnh giao dự toán thu ngân sách (TNS) Nhà nước và HĐND huyện giao thu 232 tỷ đồng. Trong đó, thu cân đối là 122 tỷ đồng, thu tiền sử dụng đất là 110 tỷ đồng.
Vốn được xem là một trong những “van điều tiết” giá xăng dầu nhưng trước tình trạng giá nhiên liệu liên tục tăng cao, Quỹ bình ổn giá xăng dầu (QBOG) âm cả trăm tỷ đồng và không có tác dụng. Tại dự thảo Luật Giá sửa đổi mới đây, Bộ Tài chính đề xuất bỏ QBOG và điều tiết theo giá thị trường.
Để triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế liên quan đến vấn đề "quy hoạch treo", "dự án treo" nêu trên, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường, phối hợp đồng bộ.