Nâng cao nhận thức cộng đồng trong phân loại rác thải sinh hoạt

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/8/2022 | 7:47:29 AM

YênBái - Phân loại rác thải nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng góp phần quan trọng trong công tác quản lý, giảm thiểu nguy cơ phát tán các tác nhân gây bệnh, các yếu tố độc hại, nguy hiểm với con người và môi trường.

Theo số liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái, mỗi ngày có khoảng 290 tấn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực nông thôn. Trong ảnh: Tại khu vực cầu Ngòi Phà, nơi giáp ranh giữa thị trấn nông trường Trần Phú và xã Cát Thịnh (Văn Chấn), rác thải hai bên suối tích tụ thời gian dài gây ô nhiễm dòng chảy.
Theo số liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái, mỗi ngày có khoảng 290 tấn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực nông thôn. Trong ảnh: Tại khu vực cầu Ngòi Phà, nơi giáp ranh giữa thị trấn nông trường Trần Phú và xã Cát Thịnh (Văn Chấn), rác thải hai bên suối tích tụ thời gian dài gây ô nhiễm dòng chảy.


Phân loại rác thải đúng quy trình không chỉ tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lý mà còn nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng tài nguyên, môi trường, mang lại lợi ích cho chính chủ nguồn thải từ việc tận dụng phế liệu tái chế và phân bón...

Việc phân loại rác thải trong sinh hoạt, nhất là chất thải rắn tại nguồn đã được triển khai, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện, nhiều xã nông thôn mới cũng đã thực hiện từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chưa đồng bộ, có nơi làm, nơi không và nhìn một cách tổng thể, toàn diện thì hiệu quả chưa cao, chưa rõ nét. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc phân loại chất thải rắn chưa hiệu quả, từ công tác tuyên truyền, hướng dẫn, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội chưa thật sự quyết liệt, đặc biệt là người dân vẫn chưa hiểu hết tác hại của nó và chưa có thói quen phân loại rác từ hộ gia đình, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu từ thực tiễn. 

Theo quy định của Nghị định số 45/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực từ 25/8, nếu hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn tại nguồn; không sử dụng bao bì chứa chất thải sinh hoạt theo quy định sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. 

Trước vấn đề ô nhiễm môi trường ngày một nặng nề, việc Nghị định 45 đi vào thực tiễn, trong đó có việc xử phạt hành vi không phân loại chất thải rắn, không dùng bao bì chứa chất thải sinh hoạt là cần thiết. 

Bởi việc xử phạt sẽ góp phần giúp người dân có ý thức hơn trong việc phân loại rác, dùng bao bọc rác ngay từ mỗi hộ gia đình giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Khi rác được phân loại tại nguồn (hộ gia đình, cơ quan, công ty, doanh nghiệp…) sẽ giúp giảm tải áp lực trong khâu xử lý, đồng thời giải quyết tốt hơn vấn đề ô nhiễm môi trường, tận dụng tài nguyên có thể tái chế. 

Bên cạnh việc phân loại rác tại hộ gia đình, các ngành chức năng cũng cần thực hiện tốt hơn việc thu gom, xử lý, tái chế chất thải rắn. Khi thực hiện tốt thì việc xử phạt mới thuyết phục. Bởi thực tế, việc thu gom rác thải hiện nay trên địa bàn tỉnh mới chỉ thực hiện tại khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu đông dân cư là chính. 

Không chỉ có vậy mà việc thu gom cũng còn những bất cập: ở thành phố, thị xã ngày hai buổi vào sáng sớm và buổi chiều; khu vực thị trấn, hay vùng nông thôn có những nơi hai hoặc ba ngày mới đi thu gom một lần… 

Việc phân loại rác thải tại hộ gia đình dù có tốt mà các công ty, doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã thực hiện thu gom mà không tốt thì cũng khó có thể mang lại hiệu quả thiết thực. 

Để việc phân loại rác thải trong sinh hoạt, nhất là chất thải rắn tại nguồn, thiết nghĩ công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh để giúp nâng cao ý thức người dân, để mỗi người dân, mỗi hộ gia đình nắm rõ được quy trình, ý nghĩa của việc phân loại rác. Khi người dân nắm bắt, hiểu rõ được những lợi ích cửa việc làm này, chắc chắn sẽ thực hiện một cách hiệu quả. 

Quan trọng hơn là triển khai một cách đồng bộ, không chỉ các hộ gia đình mà cả người thu gom, vận chuyển đến khâu tập kết rác trước khi chở đến nơi xử lý. Việc đầu tư đồng bộ, chuẩn hóa phương tiện, cách thu gom và thói quen của người dân sẽ mang lại hiệu quả thiết thực.
Ngọc Trúc

Tags rác thải sinh hoạt cộng đồng Nghị định 45 độc hại môi trường

Các tin khác
Trung tâm thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn.

Giai đoạn 2021-2025, huyện Văn Chấn đặt mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa đạt từ 25,6% trở lên với 6 xã, thị trấn cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại V và đến năm 2030 là 28% trở lên với 7 đô thị loại V. Tuy nhiên, hiện nay, các chương trình phát triển đô thị của huyện đang gặp nhiều khó khăn.

Cửa hàng xăng dầu số 1, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái luôn nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Hàng năm, sản lượng hàng hóa bán ra của Công ty Xang dầu Yên Bái chiếm khoảng 45% thị phần xăng dầu trên địa bàn tỉnh với hệ thống phân phối gồm 33 cửa hàng.

Lãnh đạo Hợp tác xã Trồng cây ăn quả và Dịch vụ tổng hợp Bình Thuận, xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn giới thiệu mô hình sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP.

Những năm qua, kinh tế tập thể, trọng tâm là hợp tác xã (HTX) đóng vai trò quan trọng trong việc cơ cấu lại sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, là một yếu tố và động lực cơ bản để đổi mới tư duy, nâng cao trình độ sản xuất trên mọi phương diện cho người nông dân; đồng thời, đem lại hiệu quả kinh tế cao trong khu vực nông nghiệp, nông thôn.

IMF đã nâng đáng kể dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay. Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng đà phục hồi kinh tế vẫn bị ảnh hưởng bởi môi trường kinh tế bấp bênh toàn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục