Đào Thịnh mở rộng diện tích trồng cây khôi nhung

  • Cập nhật: Thứ hai, 5/9/2022 | 2:02:03 PM

YênBái - Khôi nhung là cây dược liệu quý, phát triển rất tốt dưới tán rừng và đây là cây được dùng trong bài thuốc điều trị bệnh đau dạ dày, tiểu đường, tim mạch, huyết áp…

Cây khôi nhung của Tổ hợp tác Dược liệu Develope trồng dưới tán quế.
Cây khôi nhung của Tổ hợp tác Dược liệu Develope trồng dưới tán quế.

Do vậy, vài năm trở lại đây, tận dụng diện tích đất dưới tán rừng, đất vườn tạp, nhiều hộ ở xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên đã trồng cây khôi nhung vừa bảo vệ tài nguyên rừng vừa phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Đào Thịnh là xã vùng thấp của huyện Trấn Yên, có diện tích tự nhiên 1.334 ha; trong đó có gần 900 ha đất lâm nghiệp, chủ yếu trồng quế, keo và một số loại cây nguyên liệu. Sau khi một số thương lái mang giống cây khôi nhung tới vận động bà con trồng dưới tán rừng và cam kết thu mua với giá cao, nhưng mới đầu bà con còn dè dặt chưa muốn trồng; tuy nhiên, sau đó nhiều hộ mạnh dạn trồng và lá thu hoạch đến đâu được thương lái mua hết đến đó. Từ đó, nhiều hộ đã tham gia trồng cây khôi nhung dưới tán rừng và các diện tích dưới tán cây trong vườn hộ gia đình. 

Bà Dương Thị Trung - Tổ Phó Tổ hợp tác trồng dược liệu Develope xã Đào Thịnh cho biết: cây khôi nhung có thời gian từ lúc trồng đến thu hoạch ngắn, không tốn nhiều công chăm sóc và phân bón; trung bình năm đầu tiên thu hoạch từ 2 - 3 lứa và từ năm thứ 2 trở đi thu hoạch mỗi năm từ 5 - 7 lứa, mỗi lứa cách nhau từ 40 - 45 ngày. Lượng lá thu hoạch mỗi lứa đạt từ 0,2 - 0,5kg lá tươi/cây, lượng thu các năm sau luôn nhiều hơn năm trước. Cây khôi nhung trồng một lần và cho thu hoạch trên 10 năm, trồng với mật độ từ 8.000 cây/ha; từ năm thứ 2 trở đi sẽ cho thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng/ha/năm.

Ông Phạm Văn Tiến - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đào Thịnh cho biết thêm: cây khôi nhung thuộc loại ưa ẩm và bóng mát, nên có thể trồng xen với một số loại cây hoặc trồng dưới tán rừng, ven các khe suối, chân đồi, quanh nhà. Khôi nhung là loài cây ít sâu bệnh nên chăm sóc không khó, chỉ cần thường xuyên vun xới quanh gốc, tưới nước tạo độ ẩm là cây phát triển tốt. Một ki-lo-gam lá khôi tươi hiện có giá bán khoảng 30.000 đồng, sau khi thu hoạch và phơi khô có giá bán từ 200.000 - 250.000 đồng/kg. Nhờ đó, giúp bà con trong xã đã ngày càng yên tâm vào trồng và phát triển mở rộng diện tích. 

Hiện nay, xã Đào Thịnh đã thành lập Tổ hợp tác Dược liệu Develope gồm 17 hộ thành viên với diện tích cây dược liệu trên 3 ha. Toàn bộ diện tích này đều sinh trưởng, phát triển tốt và bước đầu cho thu hoạch. Mục tiêu trước mắt của Tổ hợp tác Dược liệu Develope là sẽ phát triển cây khôi nhung lên 12 ha vào năm 2024. 

Các thành viên trong Tổ hợp tác sẽ tập trung chăm sóc tốt để nâng cao tỷ lệ dược tính của cây khôi nhung, không ngừng nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu sản phẩm. Với kế hoạch này, xã Đào Thịnh sẽ sớm triển khai các giải pháp cụ thể hỗ trợ bà con mở rộng diện tích trồng cây dược liệu dưới tán rừng; qua đó, thiết thực bảo vệ rừng và phát triển kinh tế địa phương.

Thanh Tiến (Trung tâm TT&VH Trấn Yên)

Tags Đào Thịnh khôi nhung

Các tin khác
Công nhân Công ty TNHH PURCHASING Minh Châu đẩy nhanh tiến độ cải tạo, nâng cấp trục đường B và C thị trấn Sơn Thịnh.

Năm 2022, huyện Văn Chấn có 63 công trình triển khai và giải ngân vốn với tổng mức đầu tư trên 437,54 tỷ đồng. Kế hoạch vốn năm 2022, huyện được giao là 79,5 tỷ đồng; trong đó, ngân sách huyện là 50,48 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 25,55 tỷ đồng, ngân sách trung ương là 2,5 tỷ đồng, vốn tài trợ của Đại sứ quán Ấn Độ và Trung ương Đoàn là 968 triệu đồng.

Ảnh thu hoạch lúa ở Thái Lan.

Hai nước sẽ sớm thảo luận chi tiết về thỏa thuận hợp tác, thống nhất các bước triển khai hướng tới việc tăng giá gạo xuất khẩu, phù hợp với chi phí sản xuất tăng cao gần đây.

Mô hình dưa lê Hàn Quốc cho hiệu quả kinh tế cao ở xã Báo Đáp.

Quỹ hỗ trợ nông dân là một trong những nguồn tín dụng trợ giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần thực hiện công tác giảm nghèo ở các địa phương. Từ nguồn vốn vay này, nhiều gia đình hội viên nông dân ở Trấn Yên có hoàn cảnh khó khăn đã xây dựng được các mô hình sản xuất hiệu quả, bền vững, vươn lên ổn định cuộc sống và có những đóng góp tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Trận mưa lớn những ngày qua làm thiệt hại trên 62 ha diện tích nông, lâm nghiệp tại huyện Văn Chấn và Văn Yên. (Ảnh minh họa)

Do mưa lớn kéo dài từ ngày 3 - 5/9 đã gây ảnh hưởng đến một số địa phương trong tỉnh, đặc biệt, mưa lớn đã gây thiệt hại nặng nề về tài sản, hoa màu, một số công trình giao thông, công ích của hai huyện Văn Chấn và Văn Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục