Lục Yên khai thác lợi thế phát triển công nghiệp

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/9/2022 | 1:59:44 PM

huyện tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phương, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài nhằm phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) và thương mại - dịch vụ theo hướng nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Công nhân Công ty TNHH Một thành viên Vạn Khoa đóng bao sản phẩm bột đá xuất khẩu.
Công nhân Công ty TNHH Một thành viên Vạn Khoa đóng bao sản phẩm bột đá xuất khẩu.

Theo thống kê, năm 2021, huyện đã thành lập mới 345 cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD); trong đó, có 31 doanh nghiệp (DN), 304 hộ kinh doanh cá thể, 10 hợp tác xã, nâng tổng số lên 2.287 cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD). 

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cụm CN được quan tâm. Đến hết năm 2021, có 15 dự án của các DN thực hiện đăng ký đầu tư vào khu vực Cụm CN Yên Thế với diện tích khoảng 23,78 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 59,5%; tổng số vốn các dự án đăng ký đầu tư vào Cụm CN Yên Thế đạt 1.350 tỷ đồng. 

Ông Hoàng Tuấn Hiện - Phó Giám đốc Nhà máy nghiền đá, Công ty TNHH Một thành viên Vạn Khoa cho biết: "Mặc dù còn gặp khó khăn, song chúng tôi luôn nhận được sự hỗ trợ của huyện trong các lĩnh vực để đơn vị đẩy mạnh phát triển, mở rộng thị trường và tạo việc làm ổn định cho công nhân viên lao động”.

Mặc dù đạt được kết quả tích cực; nhưng sản xuất CN - TTCN trên địa bàn huyện những năm qua vẫn gặp một số khó khăn. Các DN, cơ sở SXKD quy mô đầu tư còn nhỏ lẻ, nguồn vốn hạn hẹp; chưa chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, máy móc thiết bị lạc hậu, dẫn tới năng suất thấp, tính cạnh tranh chưa cao. Nhiều lĩnh vực sản xuất mới dừng lại ở mức độ sơ chế sản phẩm nên giá trị sản xuất chưa cao. 

Bên cạnh đó là trình độ, năng lực quản lý cũng như tay nghề người lao động còn thấp; công tác thu hút đầu tư còn hạn chế. Song, với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền huyện cùng sự nỗ lực của các công ty, DN, CN - TTCN huyện đã có những bước phát triển vượt bậc. 

Năm 2021, giá trị sản xuất CN đạt 2.110 tỷ đồng, bằng 100,5% kế hoạch tỉnh giao, bằng 98,1% chỉ tiêu nghị quyết, tăng 8,8% so với năm 2020. Trong đó, giá trị sản xuất CN ngoài quốc doanh đạt 1.460 tỷ đồng, giá trị sản xuất CN có vốn đầu tư nước ngoài đạt 650 tỷ đồng. 

Quý I/2022, giá trị sản xuất CN trên địa bàn đạt 538,3,3 tỷ đồng; trong đó, CN ngoài quốc doanh đạt 359,71 tỷ đồng; CN có vốn đầu tư nước ngoài đạt 178,66 tỷ đồng; riêng 8 tháng năm 2022 đạt 1.582,7 tỷ đồng, đạt 67,9% kế hoạch. 

Số lượng lao động được tạo việc làm mới của huyện tăng rõ rệt. 8 tháng năm 2022, toàn huyện giải quyết việc làm mới cho trên 2.630 lao động, đạt 97% kế hoạch, chủ yếu là lĩnh vực công nghiệp. 

Ông Lộc Văn Mạc - Công nhân Công ty TNHH Một thành viên Vạn Khoa chia sẻ: "Tôi làm việc tại Công ty được hơn 3 năm. Công ty sản xuất ổn định nên thu nhập của chúng tôi luôn được duy trì tốt, an tâm làm việc tại đây”.

Thời gian tới, huyện Lục Yên tiếp tục khuyến khích các DN, cơ sở sản xuất đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư các trang thiết bị tiên tiến trên cơ sở những ngành nghề đã có để tạo ra các sản phẩm hàng hóa có giá trị cao; mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả cạnh tranh, phát triển ngành nghề nông thôn gắn với các chương trình, dự án phù hợp với thị trường và vùng nguyên liệu; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho SXKD phát triển. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các DN phát huy tối đa năng lực sản xuất hiện có. 

Đồng thời, đầu tư nâng cấp, mở rộng quy mô sản xuất. Phối hợp chặt chẽ với các nhà đầu tư để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư; tăng cường kiểm tra, nắm bắt tình hình hoạt động; từ đó, kịp thời có biện pháp tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện cho DN phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; có cơ chế, chính sách khuyến khích các DN đầu tư sản xuất CN - TTCN trên địa bàn, tập trung phát triển thêm các ngành nghề, nhất là ngành nghề truyền thống có thế mạnh, có chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất thu hút nhiều lao động… để góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, giảm tỷ lệ hộ nghèo, phấn đấu đưa huyện phát triển nhanh, bền vững.
Khắc Điệp

Tags Lục Yên phát triển công nghiệp sản phẩm năng suất lao động hợp tác xã

Các tin khác

Chỉ còn ít ngày nữa, tại thị xã Nghĩa Lộ sẽ diễn ra Lễ đón nhận Bằng UNESCO ghi danh "Nghệ thuật xòe Thái” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò , khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải 2022 nên thời điểm này, các nhà thầu đang huy động tối đa máy móc, nhân lực tranh thủ thời tiết thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án bảo đảm cho nhân dân đi lại thuận tiện, an toàn trong ngày hội lớn sắp diễn ra tại địa phương.

Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo.

Ấn Độ, nước chiếm đến 40% nguồn cung, đã cấm và hạn chế xuất khẩu gạo. Nhiều doanh nghiệp đã tìm nguồn cung thay thế từ Việt Nam, Thái Lan, Myanmar.

Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mù Cang Chải giải ngân vốn vay cho người dân.

Phương thức cho vay ủy thác đã trở thành điểm sáng trong thực hiện vai trò là cầu nối nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, kiểm soát đồng vốn, hỗ trợ đồng hành để đồng vốn được sử dụng đúng mục đích, góp phần giúp các hộ nghèo thoát nghèo, phát triển kinh tế...

Chuyên gia Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà hướng dẫn kỹ thuật vận hành cho một số nhà máy thủy điện mới xây dựng.

Năm 2022, Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà có kế hoạch sản xuất 340,76 triệu KW điện, tổng doanh thu là 314,4 tỷ đồng. Mục tiêu phấn đấu của Công ty là đạt sản lượng điện giao nhận 375,35 triệu KW và tổng doanh thu ước đạt 464,9 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 84,5 tỷ đồng trở lên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục