Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Yên Bái: “Cầu nối” vốn chính sách đến hộ nghèo

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/9/2022 | 7:36:51 AM

YênBái - Phương thức cho vay ủy thác đã trở thành điểm sáng trong thực hiện vai trò là cầu nối nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, kiểm soát đồng vốn, hỗ trợ đồng hành để đồng vốn được sử dụng đúng mục đích, góp phần giúp các hộ nghèo thoát nghèo, phát triển kinh tế...

Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mù Cang Chải giải ngân vốn vay cho người dân.
Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mù Cang Chải giải ngân vốn vay cho người dân.

Thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Yên Bái (viết tắt là NHCSXH tỉnh Yên Bái) đã thực hiện tốt hoạt động ủy thác cho vay vốn tín dụng thông qua các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh. Thông qua phương thức cho vay ủy thác, hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác (ĐTCSK) trên địa bàn đã dễ dàng tiếp cận hơn với nguồn vốn ưu đãi để phát triển các mô hình chăn nuôi, trồng trọt để từng bước thoát nghèo.

Gia đình ông Thào A Lử ở thôn Mo Nhang, xã Trạm Tấu trước đây thuộc hộ nghèo. Năm 2016, được sự quan tâm, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền, Hội Nông dân xã và NHCSXH, gia đình ông được vay 50 triệu đồng để đầu tư chăn nuôi trâu, bò. Từ hộ nghèo, nhờ được vay vốn, chí thú làm ăn, đến nay, gia đình Lử đã phát triển được 10 con trâu, 2 con bò, nhiều lợn, gia cầm và thu nhập gia đình ổn định trên 100 triệu đồng mỗi năm, nhà cửa được xây dựng khang trang, đầy đủ tiện nghi. 

Gia đình ông Thào A Lử chỉ là một trong số hàng nghìn hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội được tiếp cận vốn NHCSXH đầu tư sản xuất, kinh doanh vươn lên ổn định cuộc sống. 

Theo NHCSXH tỉnh Yên Bái, hiện đơn vị đã ký kết ủy thác với 4 tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN), Hội Nông dân (HND), Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên. Mạng lưới ủy thác thông qua hợp đồng ủy nhiệm với 2.309 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại các thôn, bản toàn tỉnh đảm nhận toàn bộ nghiệp vụ của ngân hàng trực tiếp với người dân. 

Đến hết 31/8/2022, tổng dư nợ ủy thác qua các hội, đoàn thể đạt trên 4.000 tỷ đồng, chiếm trên 99,5% tổng dư nợ. Cụ thể, dư nợ ủy thác thông qua HND đạt 1.058 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26,4% dư nợ cho vay ủy thác; dư nợ ủy thác qua Hội LHPN đạt trên 1.301 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32,6%; dư nợ ủy thác qua Hội Cựu chiến binh đạt trên 898 tỷ đồng, chiếm  tỷ trọng 22,5%. 

Thông qua hoạt động ủy thác, nguồn vốn tín dụng chính sách hiện được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn và được giải ngân ngay tại các điểm giao dịch xã qua mạng lưới tổ TK&VV đã giúp hộ nghèo cùng các ĐTCSK tiếp cận được với dịch vụ tín dụng chính sách thuận lợi, nhanh chóng, tiết giảm được thời gian và chi phí đi lại. 

Để hoạt động cho vay ủy thác đạt kết quả tốt, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác đã phối hợp chặt chẽ với NHCSXH trong việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động các Tổ TK&VV; tập huấn nghiệp vụ ủy thác vốn vay; kiểm tra, giám sát các hộ vay, tổ TK&VV.

Tính riêng từ đầu năm tới nay, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh kiểm tra được 24 lượt hội cấp huyện, 26 lượt hội cấp xã, 48 lượt tổ TK&VV, 165 lượt hộ vay vốn. Tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện đã kiểm tra được 206 lượt hội cấp xã, 357 lượt tổ TK&VV, 2.008 lượt hộ vay. Tổ chức chính trị - xã hội cấp xã thực hiện công tác kiểm tra sau cho vay 30 ngày đối với tất cả hội viên vay vốn theo đúng quy định. 

Qua đánh giá, các hội viên được vay vốn đều sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. Cùng đó, NHCSXH tỉnh Yên Bái luôn quan tâm phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ ủy thác. Theo đó, từ đầu năm tới nay, NHCSXH tỉnh Yên Bái đã tổ chức được 125 lớp, cho 6.502 lượt là cán bộ hội, đoàn thể, tổ TK&VV, ban giảm nghèo, trưởng thôn. 

Qua đó, giúp đội ngũ cán bộ tổ chức chính trị - xã hội các cấp và tổ trưởng tổ TK&VV nâng cao nhận thức, kỹ năng điều hành, quản lý đảm bảo hiệu quả nguồn vốn cho vay.  

Ngoài ra, các cấp hội, đoàn thể đã phối hợp với khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư ở cơ sở tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho thành viên, hội viên vay vốn biết cách sử dụng vốn có hiệu quả. 

Trong đó, Hội LHPN tổ chức 55 lớp, cho 2.748 lượt tổ viên tổ TK&VV, hội viên hội phụ nữ; HND 173 lớp, cho 5.189 lượt tổ viên tổ TK&VV, hội viên nông dân. Phương thức cho vay ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội với NHCSXH đã trở thành điểm sáng trong thực hiện vai trò là cầu nối nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đến hộ nghèo và các ĐTCSK, kiểm soát đồng vốn, hỗ trợ đồng hành để đồng vốn được sử dụng đúng mục đích góp phần giúp các hộ nghèo thoát nghèo, phát triển kinh tế.

Ông Trần Xuân Tùng - Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh Yên Bái cho biết: những năm qua, hoạt động cho vay vốn của NHCSXH tỉnh Yên Bái thông qua các tổ chức chính trị - xã hội luôn được thực hiện có hiệu quả. Nhờ đó, nguồn vốn được quản lý chặt chẽ, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, hiện tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,1% tổng dư nợ. Thời gian tới, hoạt động ủy thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục là một kênh dẫn vốn quan trọng để tín dụng chính sách xã hội phát triển theo hướng ổn định, bền vững, tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho hộ nghèo và các ĐTCSK được thụ hưởng các chương trình tín dụng của NHCSXH.
Thông Nguyễn

Tags Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Yên Bái cầu nối vốn chính sách hộ nghèo vay ủy thác

Các tin khác
Cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân mới. Ảnh: Hoàng Giám

Nhiều chính sách liên quan kinh tế như quy định mới về quản lý seri tiền mới in; quy định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân mới... sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Tổng cục Thống kê Đồ họa: Văn Chung

Trả lời phỏng vấn phóng viên TBTCVN, GS.TS Andreas Stoffers - Giám đốc Quốc gia Viện Friedrich Naumann Foundation for Freedom (FNF) tại Việt Nam, khẳng định sự lành mạnh của tình hình tài chính Việt Nam đã hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong quý I. Xu hướng tích cực trong quý đầu tiên này có thể sẽ kéo dài đến hết năm 2024.

Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục