Nghĩa Lộ: “Cầu nối” ngân hàng với người dân

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/9/2022 | 7:37:56 AM

YênBái - Bà Hà Thị Chiển được tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) thôn Nậm Đông 2 thuộc Hội Cựu chiến binh xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ từ năm 2008. Thời điểm đó, tổ có 20 thành viên với dư nợ hơn 160 triệu đồng, chủ yếu là nguồn vốn cho vay hộ nghèo.

Bà Hà Thị Chiển (thứ 3 từ phải sang) nhận Giấy khen của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội vì đã có thành tích tiêu biểu trong 20 năm thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ.
Bà Hà Thị Chiển (thứ 3 từ phải sang) nhận Giấy khen của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội vì đã có thành tích tiêu biểu trong 20 năm thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ.

Thôn Nậm Đông 2 có diện tích tự nhiên 321,7 ha, trong đó là 21,7 ha lúa nước, đất trồng rừng 111 ha. Người dân trong thôn chủ yếu làm nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm và đi làm công nhân, làm thuê trong và ngoài tỉnh. 

Bà Chiển đã luôn suy nghĩ về việc phải làm sao vận động những hộ nghèo trong thôn tích cực tham gia Tổ TK&VV, giúp bà con tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ, mạnh dạn nâng mức cho vay đảm bảo đủ vốn phát triển kinh tế có hiệu quả. 

Bên cạnh nỗ lực, kiên trì tuyên truyền, vận động của bà cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ, động viên của Hội Cựu chiến binh xã, của cán bộ tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã, các hộ đã dần dần hiểu được những lợi ích mà nguồn vốn ưu đãi mang lại. Năm 2022, tổ đã phát triển và tập hợp 50 tổ viên tham gia vay vốn các chương trình tín dụng chính sách, đặc biệt đã mạnh dạn bình xét nâng mức cho vay từ 50 - 100 triệu đồng. 

Bà Chiển cho biết: "Việc ký hợp đồng ủy nhiệm với Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã đã nâng cao vai trò, trách nhiệm của tổ và chủ động hơn trong công tác quản lý. Công tác họp bình xét cho vay công khai, dân chủ, có sự chứng kiến của tổ chức hội nhận ủy thác cấp xã, trưởng thôn và các thành viên trong tổ”. 

Hàng tháng, tổ sinh hoạt định kỳ, nộp lãi, tiền gửi tiết kiệm vào ngày 14. Ban Quản lý tổ đã họp, phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền lợi của các thành viên. Mọi hoạt động của tổ đều thực hiện công khai, dân chủ. Công tác theo dõi hoạt động của tổ, ghi chép sổ sách thường xuyên đảm bảo đúng quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Có vốn vay ưu đãi, nhiều hộ dân đã đầu tư sản xuất, tạo việc làm, vươn lên thoát nghèo và trở thành hộ khá. Điển hình như hộ chị Mè Thị Thảnh, năm 2013 vay vốn hộ nghèo 15 triệu đồng để nuôi trâu. Năm 2018, mô hình có hiệu quả, nhà chị đã thoát nghèo. 

Để tiếp tục phát triển, chị mạnh dạn vay 45 triệu đồng nguồn vốn hộ mới thoát nghèo mua 2 con trâu, xây chuồng trại. Hiện nay, nhà chị có 4 con trâu. Hay như hộ ông Hà Văn Sượt vay vốn hộ nghèo 30 triệu đồng mua trâu sinh sản. Sau 5 năm, ông đã trả nợ đúng hạn, làm được nhà sàn bê tông khang trang, tiện nghi sinh hoạt đầy đủ, kinh tế gia đình ổn định và trở thành hộ khá. 

Ở thôn Nậm Đông 2, hộ vay vốn sau khi nhận tiền vay, Ban Quản lý tổ cùng tổ chức hội, trưởng thôn thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay của các hộ. Qua kiểm tra, 100% số hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả. 

Đến ngày 30/06/2022, tổng số tiền vay của tổ là 2.081 triệu đồng với 48 hộ vay; dư nợ bình quân 43,4 triệu đồng/hộ, không có hộ nào nợ quá hạn, lãi tồn; số dư tiền gửi tiết kiệm 176,7 triệu đồng với 50/50 tổ viên gửi tiết kiệm, số dư bình quân đạt 3,534 triệu đồng/hộ. 

Bà Chiển cho biết: "Tổ đã phát huy tốt quy chế dân chủ, mọi hoạt động đều công khai, dân chủ. Công tác kiểm tra, giám sát các hộ vay sử dụng vốn vay theo cam kết là việc làm thường xuyên, kịp thời và có biện pháp đối với hộ sử dụng vốn sai mục đích. Tổ duy trì các buổi sinh hoạt và vận động 100% tổ viên gửi tiết kiệm; duy trì thu lãi đạt 100% tiền lãi hàng tháng, không để phát sinh nợ quá hạn, lãi tồn”. 

Bằng sự cố gắng không ngừng, bà Chiển như cầu nối giữa ngân hàng với người dân, góp phần đảm bảo quản lý chặt chẽ vốn vay của Chính phủ, nâng cao hơn chất lượng hoạt động của tổ, giúp đỡ tổ viên sử dụng vốn có hiệu quả, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

Nguyễn Thơm

Tags Cựu chiến binh thị xã Nghĩa Lộ ngân hàng chính sách xã hội hộ nghèo quy chế dân chủ tín dụng ưu đãi

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục