Bà Siêng thoát nghèo nhờ vốn vay ưu đãi

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/9/2022 | 1:48:15 PM

YênBái - Sự hỗ trợ từ nguồn vốn cho vay chính sách đã giúp gia đình bà Đinh Thị Siêng thoát khỏi diện hộ nghèo và còn phát triển mô hình chăn nuôi hiệu quả.

Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Nghĩa Lộ kiểm tra thực tế mô hình chăn nuôi của hộ bà Đinh Thị Siêng.
Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Nghĩa Lộ kiểm tra thực tế mô hình chăn nuôi của hộ bà Đinh Thị Siêng.

Gia đình bà Đinh Thị Siêng, thôn Ả Thượng, xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ trước đây thuộc diện hộ nghèo. Nhà bà kinh tế thuần nông, thu nhập eo hẹp nên khó khăn chồng chất khó khăn. Dù vậy nhưng gia đình bà luôn chấp hành tốt các đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước cũng như các quy định của địa phương và cùng bà con trong thôn hoàn thành các nghĩa vụ, trách nhiệm với Nhà nước.

Bà Siêng cho biết: "Tôi cùng người thân trong gia đình luôn nghĩ rằng phải chịu thương chịu khó, phải tích cực lao động, sản xuất cũng như phải biết tính toán để có thêm nguồn thu nhập, cố gắng tự vươn lên trong cuộc sống”. 

Năm 2014, nhà bà Siêng được xã Nghĩa Phúc cho thầu khu bãi Suối Nung. Bà có ý tưởng cải tạo khu bãi đó thành mô hình trang trại nhưng lại thiếu vốn để thực hiện. 

Thông qua Trưởng thôn Ả Thượng và Hội Nông dân xã tuyên truyền và phổ biến, bà được biết Chính phủ có chính sách hỗ trợ vốn vay ưu đãi đối với hộ nghèo. Sau khi Hội Nông dân xã, Tổ Tiết kiệm và Vay vốn thôn Ả Thượng kết nạp bà vào tổ đã tiến hành bình xét, hướng dẫn bà làm hồ sơ thủ tục vay nguồn vốn vay hộ nghèo 30 triệu đồng để chăn nuôi trâu. 

Nhờ chăm chỉ, chịu khó nên cuộc sống gia đình bà đã dần bớt khó khăn hơn. Ngoài trả lãi hàng tháng, nhà bà cũng tích góp được chút tiền, chăm lo cho các con có điều kiện học tập tốt hơn. Đến năm 2019, gia đình bà Siêng đã thoát khỏi diện hộ nghèo.

Năm 2020, khi đến hạn, bà Siêng đã trả đầy đủ cho Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã cả gốc lẫn lãi của số vốn cho vay hộ nghèo trước đó. Cuối năm 2020, bà mạnh dạn tiếp tục vay 50 triệu đồng nguồn vốn chương trình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn của Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã để đầu tư phương án sản xuất, kinh doanh mới. 

Có nguồn vốn vay này, bà đã cải tạo mô hình trang trại khu bãi Suối Nung để nuôi trâu, bò và chim bồ câu. Tiếp tục phát huy hiệu quả chăn nuôi, đến nay, nhà bà Siêng đã phát triển được 5 con trâu và bò, trên 1.000 con chim bồ câu và trên 200 con lợn, gà, vịt các loại. 

Bà Siêng phấn khởi cho biết: "Đến nay, nhà tôi vẫn đang phát triển tốt mô hình chăn nuôi từ nguồn vốn được vay 50 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã”.

Trong các buổi sinh hoạt của Tổ Tiết kiệm và Vay vốn thôn Ả Thượng theo định kỳ, bà Siêng cũng thường xuyên chia sẻ những kinh nghiệm sản xuất từ thực tế mô hình chăn nuôi của gia đình tới các tổ viên để giúp đỡ nhau cùng phát triển. 

Để có sự đổi thay và có được cuộc sống như hôm nay, bà Siêng cho rằng, cùng với sự cố gắng, chăm chỉ của gia đình mình thì một yếu tố rất quan trọng là nhờ có sự hỗ trợ từ nguồn vốn cho vay chính sách đã giúp cho nhà bà phát triển sản xuất ngày càng hiệu quả, tạo ra được việc làm ổn định cho các thành viên trong gia đình. 

Bà Siêng bày tỏ sự cảm ơn đối với Đảng, Nhà nước, Chính phủ cùng cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã. Với tất cả lòng biết ơn đó, bà Siêng sẽ cố gắng và tiếp tục sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả cao nhất cũng như trả lãi đầy đủ hàng tháng, hoàn trả gốc đúng hạn.
Nguyễn Thơm

Tags thoát nghèo vốn vay ưu đãi xòe Thái Tổ Tiết kiệm Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã

Các tin khác

Giá mua - bán vàng SJC đầu phiên giao dịch 28/9 giảm còn ở mức 64,20 - 65,20 triệu đồng/lượng trong lúc giá thế giới giảm nhanh về 1.625 USD/oz.

Cán bộ Agribank Chi nhánh huyện Văn Yên Bắc Yên Bái giao dịch với khách hàng. Ảnh: Văn Tuấn

Sang nửa cuối tháng 9 nhu cầu về vốn tăng đột biến thì nhiều chi nhánh ngân hàng thương mại đã đạt trần hạn mức tín dụng, không thể cho doanh nghiệp (DN) tiếp tục vay vốn. Trong khi đó, đây là thời điểm cả nền kinh tế bước vào giai đoạn nước rút, các DN thương mại chuẩn bị hàng hóa phục vụ khách hàng, khối xây lắp tập trung hoàn thiện, bàn giao công trình, các DN khoáng sản, khai thác vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm sản… "vào mùa".

Thu hoạch lúa trên cánh đồng Mường Lò

Năm 2021 - 2022, UBND thị xã triển khai thực hiện Dự án khoa học quản lý, phát triển Chỉ dẫn địa lý “Gạo Mường Lò” cho sản phẩm gạo của cánh đồng Mường Lò, tỉnh Yên Bái. Dự án đã xây dựng mô hình điểm về sản xuất lúa Séng cù chất lượng cao cho Chỉ dẫn địa lý “Gạo Mường Lò” với quy mô 40 ha.

Chủ tịch UBND xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái trao đổi với cán bộ kế toán xã về công tác thu ngân sách trên địa bàn.

Trong khi các địa phương của thành phố Yên Bái đang chạy đua với thời gian để hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước (NSNN) thì xã Giới Phiên đã hoàn thành kế hoạch thu ngân sách (TNS) năm 2022. Đây là năm đầu tiên Giới Phiên hoàn thành dự toán thành phố giao về trước thời gian gần 5 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục