Yên Bái thực hiện có hiệu quả chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/9/2022 | 7:36:22 AM

YênBái - Yên Bái luôn là một trong những địa phương trong tốp đầu của cả nước về thực hiện tốt và hiệu quả Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Yên Bái phấn đấu đến năm 2025 có 98% dân số nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Yên Bái phấn đấu đến năm 2025 có 98% dân số nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Là tỉnh miền núi, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhiều dân tộc anh em chung sống, địa hình chia cắt, nhưng trong những năm gần đây, cùng với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, Yên Bái không ngừng đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng các công trình, dự án thuộc lĩnh vực tài nguyên nước, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai… đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Xác định rõ tầm quan trọng của nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tỉnh luôn có các biện pháp, giải pháp hiệu quả bảo vệ nguồn nước trước áp lực của các hoạt động phát triển và biến đổi khí hậu. Hàng năm, thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân thông qua cổ động, nghiên cứu, phổ biến thông tin, kiến thức và nâng cao hiểu biết về tài nguyên nước và biến đổi khí hậu. 

Triển khai các phong trào cộng đồng trồng cây xanh; vệ sinh môi trường, sử dụng tiết kiệm điện và nước tại hộ gia đình, nhà máy, doanh nghiệp, trong trường học và nơi công sở; sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm tái chế, giảm thiểu sử dụng sản phẩm nhựa… 

Dẫu còn nhiều khó khăn, kinh tế chưa thật mạnh, nhưng Yên Bái luôn là một trong những địa phương trong tốp đầu của cả nước về thực hiện tốt và hiệu quả Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. 

Để thực hiện tốt chủ trương nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh gắn với xây dựng nông thôn mới, tỉnh đã tập trung nguồn lực đầu tư, xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt phục vụ nhân dân và tăng cường các giải pháp phi công trình nhằm duy trì và tăng tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Tính đến hết năm 2020 toàn tỉnh đã có 599.269 người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh được tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 91%.

Trong năm 2021, Yên Bái tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng 27 công trình cấp nước, xây dựng hoàn thành 68 công trình cấp nước và vệ sinh trường học, đạt 121% kế hoạch. Đối với hợp phần vệ sinh nông thôn đã hỗ trợ làm 5.914 nhà tiêu hộ gia đình; đầu tư xây dựng, nâng cấp công trình cấp nước và vệ sinh của 58 trạm y tế, đạt 100% kế hoạch. 

Kết quả thực hiện vệ sinh an toàn xã, cả 50/50 xã đạt, đảm bảo kế hoạch Chương trình. 

Đối với hợp phần truyền thông, tỉnh tăng cường năng lực, giám sát đánh giá thực hiện Chương trình của 3 ngành: y tế, giáo dục và đào tạo, nông nghiệp và phát triển nông thôn đã triển khai thực hiện đồng bộ từ tỉnh đến huyện, xã và thôn bản với 11 hội nghị, 134 lớp tập huấn, 1.135 cuộc họp dân, tổ chức 65 đợt mít tinh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng gần 1.000 tin, bài, ảnh, phóng sự và hàng trăm pa nô, áp phích… 

Tổng kinh phí của Chương trình đã bố trí đến hết năm 2021 là trên 175 tỷ đồng. Trong đó vốn đầu tư phát triển trên 160 tỷ đồng (bao gồm: vốn WB trung ương cấp phát 146.139 triệu đồng, vốn vay lại tỉnh 14.620 triệu đồng) và vốn sự nghiệp 14.897 triệu đồng (bao gồm: vốn WB trung ương cấp phát 10.680 triệu đồng, vốn đối ứng ngân sách tỉnh 4.217 triệu đồng). 

Phát huy kết quả đã đạt được, trong những năm tới Yên Bái đề ra mục tiêu đến hết năm 2025 đưa dân số nông thôn có sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh lên 79.534 người, đạt tỷ lệ 98%. Đặc biệt, trong năm 2022 này, tỉnh tiếp tục thực hiện Chương trình "Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới với mục tiêu cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, tăng cường cách tiếp cận bền vững nước sạch và vệ sinh nông thôn trên địa bàn tỉnh. 

Phấn đấu 93% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; triển khai can thiệp để đạt tình trạng vệ sinh toàn xã bền vững sau 2 năm tại 5 xã trong vùng dự án. Vận động xây dựng, cải tạo 2.313 nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình, trong đó chương trình hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng 1.435 nhà tiêu tại 150 xã; góp phần đưa tỷ lệ hộ gia đình khu vực nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh hết năm 2022 đạt trên 74%. Tiếp tục xây dựng thể chế và cung cấp nguồn lực cần thiết cho việc thiết kế, thực hiện, quản lý và duy trì các công trình vệ sinh và cấp nước, xây dựng nông thôn mới.

Ngọc Trúc

Tags vùng sâu vùng xa nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn đồng bào dân tộc thiểu số xây dựng nông thôn mới

Các tin khác
Quế là cây trồng chủ lực, mang lại nguồn thu lớn cho người dân Văn Yên. (Ảnh: Thanh Miền)

Hiện nay, toàn huyện Văn Yên có trên 80% số hộ trồng và có nguồn thu nhập từ quế. Toàn huyện 86 doanh nghiệp, 29 hợp tác xã và trên 200 hộ gia đình sản xuất, kinh doanh các ngành nghề, sản phẩm hàng hóa liên quan tới quế với trên 50 sản phẩm các loại, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động.

Mô hình trồng dưa chuột Thái Lan tại 2 bản Trống Là và Háng Đề Chu, xã Hồ Bốn bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong 3 năm (2019 - 2022) xây dựng và thành lập các mô hình, khối Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện Mù Cang Chải đã có nhiều đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương; nhất là công tác triển khai và xây dựng các mô hình tổ hợp tác sản xuất, tổ tự quản, dòng họ tự quản, mô hình tuyến đường thắp sáng đường quê…, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá. (Ảnh minh họa)

Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Bộ, ngành, UBND các tỉnh yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường biện pháp quản lý, điều hành giá.

Viên nén gỗ có tiềm năng lọt vào nhóm các mặt hàng nông lâm sản xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD

Mùa đông đang đến gần nhưng tình trạng khan hiếm năng lượng ở nhiều nước trên thế giới vẫn đang căng thẳng. Điều này giúp xuất khẩu sản phẩm viên nén gỗ Việt Nam hưởng lợi và tương lai có thể trở thành sản phẩm xuất khẩu tỉ USD.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục