Yên Bái thêm một vụ hè thu thắng lợi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/9/2022 | 9:39:15 AM

YênBái - Trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp nhưng sản xuất vụ hè thu 2022 của tỉnh Yên Bái đã cơ bản đạt kế hoạch giao. Đặc biệt, sản xuất cây lương thực vượt chỉ tiêu về diện tích, dự kiến đạt và vượt kế hoạch sản lượng lương thực có hạt cả năm 2022.

Diện tích ngô vụ Hè thu ước đạt 8.904,6 ha/8.880 ha kế hoạch, đạt 100,3% kế hoạch. (Trong ảnh: Nông dân xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ thu hoạch ngô vụ Hè thu)
Diện tích ngô vụ Hè thu ước đạt 8.904,6 ha/8.880 ha kế hoạch, đạt 100,3% kế hoạch. (Trong ảnh: Nông dân xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ thu hoạch ngô vụ Hè thu)

Với 48,6% diện tích lúa lai, 51,4% lúa thuần, vụ lúa hè thu năm 2022 Yên Bái ước đạt 22.202,7 ha/22.070 ha, đạt 100,6 % so với kế hoạch. Trong đó: lúa mùa sớm thu hoạch trước 30/9/2020 để gieo trồng các cây trồng vụ Đông ưa ấm dự kiến trên 8.000 ha. Đến ngày 7/9, diện tích lúa đã trỗ 14.800 ha, đạt 66,6% diện tích lúa đã cấy; đã thu hoạch 477 ha tại thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Yên và Mù Cang Chải. Năng suất ước đạt 49,05 tạ/ha; sản lượng ước đạt 108.908,6 tấn /107.400 tấn kế hoạch, đạt 101,4% so với kế hoạch tỉnh giao.
 
Với cây ngô, diện tích vụ hè thu ước đạt 8.904,6 ha/8.880 ha kế hoạch, đạt 100,3 % kế hoạch. Năng suất ước đạt 33,06 tạ/ha; sản lượng ước đạt 29.440,3 tấn. 

Bên cạnh đó, diện tích cây công nghiệp ngắn ngày, cây rau màu các loại như: khoai lang, lạc, rau, đậu các loại; sắn, chè... cũng duy trì về diện tích, sản lượng theo kế hoạch đã đề ra. Duy nhất sản lượng quả đạt 26.672 tấn/56.000 tấn kế hoạch, chỉ đạt 47,63 % kế hoạch.

Các địa phương trong tỉnh cũng thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo sâu bệnh hại trên cây trồng, công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh được triển khai sớm, có hiệu quả nên đã chủ động khống chế được phạm vi và mức độ gây hại của các đối tượng dịch hại. Diện tích và mức độ gây hại của hầu hết các đối tượng trên cây trồng chính của tỉnh đều giảm hoặc tương đương so với cùng kỳ năm trước. 

Cụ thể, 314 ha lúa nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng; 342 ha bị sâu cuốn lá nhỏ; 46 ha sâu đục thân hai chấm, 848 ha nhiễm bệnh khô vằn; 23ha nhiễm sâu cắn lá trên cây ngô, 36 ha nhiễm bệnh khô vằn, 19ha nhiễm sâu keo mùa thu... tại các huyện Lục Yên, Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình, thành phố Yên Bái. Có 150 ha chè nhiễm rầy xanh, 148 ha nhiễm bọ xít muỗi, 43 ha nhiễm bệnh thối búp. Trên cây ăn quả có múi, bệnh muội đen 146 ha, rệp muội 110 ha, bệnh sẹo 106 ha, nhện đỏ 110 ha. Trên cây quế, có 326 ha nhiễm sâu róm ăn lá, 74 ha nhiễm bọ xít nâu sẫm, 551 ha nhiễm sâu đo... 

Theo đánh giá của ngành chuyên môn, phạm vi và mức độ gây hại thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Các diện tích bị nhiễm sâu bệnh đã được hướng dẫn phòng trừ bằng các biện pháp kỹ thuật kịp thời, an toàn và hiệu quả.


Năng suất lúa vụ hè thu 2022 của Yên Bái ước đạt 49,05 tạ/ha; sản lượng ước đạt 108.908,6 tấn /107.400 tấn kế hoạch, đạt 101,4% so với kế hoạch tỉnh giao. (Ảnh: MQ)

Cùng với duy trì các loại cây trồng, các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, kỹ thuật canh tác đã được áp dụng rộng rãi. Cơ giới hóa nông nghiệp được quan tâm và đầu tư nên đã góp phần nâng cao năng suất lao động và giảm áp lực về nhân lực và tiến độ thời vụ. Các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức mạng lưới cung ứng giống, vật tư phân bón kịp thời, đảm bảo chủng loại, số lượng, chất lượng thuận lợi cho nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng. 

Tuy nhiên, do ảnh hưởng thời tiết giá lạnh đầu vụ và mưa cuối vụ nên kéo dài thời gian sinh trưởng cây lúa và tiến độ thu hoạch vụ đông xuân 2021 - 2022 nên ảnh hưởng đến tiến độ làm đất và gieo cấy vụ hè thu 2022. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, trình độ kỹ thuật của người dân còn hạn chế nên việc tổ chức sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung gặp nhiều khó khăn. Chưa có nhiều doanh nghiệp, đơn vị đầu tư và thu mua chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Mặt khác, giá cả một số loại phân vô cơ vẫn ở mức cao cũng làm ảnh hưởng đến mức độ và khả năng đầu tư thâm canh của người sản xuất cho các loại cây trồng.

Từ nay đến cuối vụ, các địa phương cần tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn nông dân chăm sóc, bảo vệ tốt diện tích các loại cây trồng hiện có. Đặc biệt chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nhằm hạn chế thấp nhất việc tụt giảm năng suất, sản lượng cây trồng. 

Chủ động phòng chống mưa lũ cuối vụ ảnh hưởng đến năng suất lúa; huy động tối đa phương tiện, nhân lực để thu hoạch nhanh gọn lúa đã chín, đặc biệt diện tích lúa mùa sớm để trồng cây vụ Đông ưa ấm, thu hoạch đến đâu làm đất đến đó để triển khai gieo trồng cây vụ đông càng sớm càng tốt. 

Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc kinh doanh giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhằm ngăn chặn tình trạng tăng giá và hàng kém chất lượng ảnh hưởng tới sản xuất. Chuẩn bị đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, chủng loại các loại giống, phân bón cung ứng kịp thời cho sản xuất vụ Đông 2022 đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất của các huyện, thị xã, thành phố...

Thành Trung

Tags Yên Bái hè thu cây lương thực lương thực có hạt vụ đông chế biến tiêu thụ sản phẩm

Các tin khác

Hiệp định EVFTA đi vào thực thi hơn 2 năm đã tạo ra cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường 27 nước thành viên EU.

Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh và Bưu điện tỉnh ký kết đưa sản phẩm của hội viên nông dân lên sàn giao dịch, giới thiệu và bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

Thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh đã vận động, liên kết, thu hút doanh nghiệp đầu tư vốn để hội viên chủ động đưa các cây con giống mới, tập huấn khoa học kỹ thuật; kết nối thị trường bao tiêu sản phẩm. Qua đó, hàng chục sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử, tạo đầu ra và thu nhập ổn định cho hội viên.

Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình chị Hoàng Linh thôn 3, xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình có quy mô trên 100 con lợn thương phẩm/lứa.

Gần 4 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, hiện nay người chăn nuôi trong toàn tỉnh đang tập trung tăng đàn vật nuôi phục vụ nhu cầu thực phẩm tăng cao của người dân vào dịp cuối năm.

Từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo nhờ khai thác tiềm năng và lợi thế tại địa phương.

Trong những năm qua, huyện Văn Chấn đề ra nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích người dân và doanh nghiệp khai thác và phát huy những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đồng thời tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào huyện nhằm tạo ra sự bứt phá về kinh tế, tạo việc làm cho người lao động và tăng thu ngân sách Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục