FFF hỗ trợ nông dân liên kết sản xuất

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/12/2022 | 7:41:27 AM

YênBái - Với sự tài trợ của Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) do Tổ chức Nông lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) Hội Nông dân (HND) tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động giúp hội viên đa dạng hóa các sản phẩm dưới tán rừng.

Thành viên Tổ hợp tác Dược liệu Developpe Đào Thịnh trao đổi kỹ thuật trồng, chăm sóc cây lá khôi.
Thành viên Tổ hợp tác Dược liệu Developpe Đào Thịnh trao đổi kỹ thuật trồng, chăm sóc cây lá khôi.

Qua đó, nâng cao nhận thức, tư duy sản xuất của người nông dân từ sản xuất nhỏ lẻ sang liên kết sản xuất phát triển kinh tế tập thể quy mô tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX), góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và đời sống cho người nông dân.

Được FFF tài trợ năm 2019, các hộ trồng cây lá khôi xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên đã liên kết thành lập THT Dược liệu Developpe với 15 thành viên, tổng diện tích 3 ha. Các thành viên được tập huấn cách trồng, chế biến sản phẩm; đồng thời, tham quan các mô hình trồng cây lá khôi dưới tán rừng, quế, cây ăn quả và được chăm sóc theo phương thức hữu cơ. 

Cùng đó, THT cũng được kết nối với Công ty Nông sản và Dược liệu Việt, Công ty Dược phẩm Yên Bái tiêu thụ sản phẩm. Năm 2021, THT đã hoàn thiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, năm 2022 tăng diện tích 7,9 ha đem lại thu nhập cho các thành viên THT từ 6 triệu đến 7 triệu đồng/tháng. 

Bà Dương Thị Trung, thành viên THT Dược liệu Developpe chia sẻ: "Tham gia THT tôi có thêm nhiều kiến thức trồng cây lá khôi theo phương pháp hữu cơ, các sản phẩm làm ra có đầu ra, thu nhập ổn định”. 

Dưới sự tài trợ của FFF cuối tháng 12/2022 THT được đầu tư máy đóng trà lá khôi, là cơ sở để THT Dược liệu Developpe Đào Thịnh đề nghị công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. 

Năm 2023, THT tiếp tục mở rộng diện tích khôi nhung, ba kích, kim ngân...; xây dựng được vườn ươm giống kiểu mẫu, tạo nguồn cây giống bản địa cung cấp cho các thành viên, nhân dân địa phương và vùng lân cận. THT cũng kết nối với các xã lân cận Cường Thịnh, Việt Hồng chia sẻ kinh nghiệm, đào tạo kỹ thuật, xây dựng cơ sở sản xuất chè túi lọc và sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao trở lên. Cùng đó, giúp các thành viên tiếp cận với Internet và việc bán hàng trên sàn thương mại điện tử như: Shoppee, Sen đỏ, Lazada...

Cùng với xã Đào Thịnh, được tài trợ từ Chương trình FFF, hội viên nông dân xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên thành lập HTX Dịch vụ tổng hợp Tân Đồng năm 2018, với 11 thành viên tham gia và phát triển 400 đõ ong, mang lại nguồn thu 750 - 850 triệu đồng/năm. Sản phẩm mật ong của HTX Dịch vụ tổng hợp Tân Đồng đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2022. 

Ông Kim Sơn - Chủ tịch HND xã Tân Đồng cho biết: "Sản phẩm mật ong của HTX đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao giúp hội viên dễ dàng tiêu thụ sản phẩm, yên tâm phát triển sản xuất”. 

Thời gian qua, dưới sự tài trợ của Chương trình FFF, HND tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động tại các huyện Trấn Yên, Yên Bình như: tổ chức tham quan mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả từ rừng cho các THT, HTX tham gia Chương trình FFF; lồng ghép với thực hiện các biện pháp sinh kế tổng hợp; tổ chức hội thảo tập huấn về giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu cho các học viên, nâng cao nhận thức cho cán bộ HND và các THT, HTX về tác động của biến đổi khí hậu, rừng gỗ lớn, nông lâm kết hợp, đa dạng sinh học; tiến hành 11 cuộc họp triển khai kế hoạch, thực hiện dự án nhỏ trên địa bàn các xã, các THT, HTX tham gia Chương trình FFF. 

Giai đoạn I thông qua Chương FFF, HND tỉnh đã hỗ trợ thành lập 22 THT, 13 HTX với tổng số trên 1.000 thành viên tham gia, phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp. Giai đoạn II, Chương trình FFF đã hỗ trợ thành lập 2 THT trồng rừng gỗ lớn tại xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình; xây dựng 4 mô hình chăn nuôi phát triển kinh tế dưới tán rừng gỗ lớn; hỗ trợ HTX Bình Minh, xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình xây dựng 1 vườn ươm cây giống keo Úc quy mô 500 - 700 m2

Đồng thời, hỗ trợ thành lập HTX Thịnh Phát, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình xây dựng thành công sản phẩm mật ong OCOP 3 sao cấp tỉnh. Hướng dẫn 3 HTX, 2 THT xây dựng "Quỹ tín dụng xanh” hỗ trợ các thành viên phát triển sản xuất nông lâm nghiệp bền vững với tổng nguồn "Quỹ tín dụng xanh” đạt 107 triệu đồng cho các hộ thành viên vay đầu tư trồng rừng, dược liệu, chăn nuôi dê, gà. Phối hợp với Viện Lâm sinh khảo sát, lựa chọn xây dựng 3 mô hình trồng rừng gỗ lớn quy mô 6 ha (keo úc, giổi ghép, vù hương) tại xã Phú Thịnh, Tân Nguyên, huyện Yên Bình… 

Việc triển khai các hoạt của Chương trình FFF do Tổ chức Nông lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc tài trợ HND tỉnh đã giúp hội viên nâng cao năng lực, thay đổi tư duy, phát triển kinh tế tập thể, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị sản phẩm và đời sống cho người nông dân.

Minh Huyền

Tags FFF nông dân liên kết sản xuất Hội Nông dân

Các tin khác
Diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn tại xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên.

Thời điểm trong và sau tết Nguyên đán, hoạt động khai thác, vận chuyển lâm sản và động vật rừng trái phép thường diễn biến phức tạp. Đây cũng là thời điểm tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao. Vì vậy, ngành chức năng, chính quyền các địa phương cần chủ động phương án quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR), phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR)…

Giá vàng miếng SJC cao hơn vàng nhẫn hơn 13 triệu đồng/lượng. (Ảnh minh hoạ)

Giá vàng miếng SJC trong nước đang cao hơn mức giá vàng nhẫn tròn trơn tới 13,1 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, chênh lệch giá mua vào - bán ra gần 1 triệu đồng/lượng khiến nhiều người dân không mặn mà đầu tư vàng.

Với thành công ban đầu, Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch Nà Hẩu đã biến vùng đất khó khăn phải "nhả vàng”. Việc lọt vào Top 3 dự án Khởi nghiệp Quốc gia năm 2022 do Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam tổ chức là động lực quan trọng để HTX tiếp tục liên kết với người dân mở rộng quy mô sản xuất theo phương châm liên kết "4 nhà”(Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp) nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh để mở ra cơ hội mới trong phát triển kinh tế, du lịch của Nà Hẩu nói riêng và của huyện Văn Yên nói chung.

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hỗ trợ 30 thùng chứa rác thải, thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng cho Hội Nông dân xã Yên Phú, huyện Văn Yên.

Thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Văn Yên triển khai nhiều mô hình về bảo vệ môi trường (BVMT) nông thôn, gắn với sản xuất nông nghiệp như: sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đảm bảo an toàn, thu gom bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng… góp phần xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục