Kỹ thuật thâm canh cây đao riềng mang lại hiệu quả kinh tế cao

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/1/2023 | 11:16:46 AM

YênBái - Đao riềng là cây dễ tính có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất bãi, đất vườn, đất manh mún tận dụng, kể cả đất dốc dưới 200, nhưng đao riềng ưa đất ẩm, mát, thoát nước, đủ ánh sáng, có độ phì cao và ít mắc sâu bệnh hơn so với những cây trồng khác.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chi phí đầu tư thấp và phù hợp với điều kiện đầu tư của hộ, cho thu nhập cao và giải quyết được lao động lúc nông nhàn. Cây có thời gian sinh trưởng từ 10 đến 12 tháng và để thâm canh cây đao riềng đạt năng suất chất lượng cao, bà con cần chú ý yêu cầu kỹ thuật sau:

1. Chọn giống: Dùng củ bánh tẻ, to vừa phải và đều củ (bằng đầu ngón chân cái trở lên). Củ giống phải có mắt mầm, không bị dập nát, sâu bệnh. Bảo quản giống bằng cách để củ giống trên nền đất ở nơi râm mát, thoát nước với độ dầy khoảng 10 - 15 cm và có thể phủ rơm, rạ để giữ ẩm, tránh để củ giống mất nước, khô củ giống. Khi trồng đao, dùng dao cắt củ giống thành nhiều rảnh, mỗi rảnh phải có từ 1 - 2 mắt mầm, không để dập mắt mầm. Thời vụ trồng từ  tháng 1 đến tháng 3 dương lịch khi trời mưa và đất đủ ẩm.

2. Làm đất: Dọn sạch cỏ dại, cày bừa tơi đất; cuốc hố trồng đao theo hàng, hố sâu 20cm, rộng 20cm.

 Đất có độ dốc, đất cằn thì trồng khoảng cách: cây x hàng bằng 60 cm x 70 cm; mật độ 800 - 850 khóm/sào. Đất bằng, đất tốt thì trồng khoảng cách: cây x hàng bằng 70 cm x 70 cm; mật độ 700 - 720 khóm/sào. Số lượng giống: 50 - 60kg/ sào (tuỳ thuộc vào củ giống to hay nhỏ và mật độ trồng).

3. Bón phân, chăm sóc:

a. Bón lót, chăm sóc: Phân chuồng (hữu cơ): 300kg/sào; phân NPK 5-10-3: 35kg/sào; phân chuồng và phân NPK trộn đều bỏ xuống đáy hố, lấp qua một lượt đất mỏng (để củ đao giống không bị tiếp xúc trực tiếp với phân NPK, nếu tiếp xúc trực tiếp sẽ gây chết xót), lấp đất cách miệng hố 5 cm; đặt củ đao giống vào giữa hố, hướng mắt mầm lên trên; dùng đất tơi lấp kín củ đao, để mắt mầm chìm sâu dưới đất khoảng 2 - 3cm, lấp đến đâu dùng tay ấn chặt vừa phải đến đó (không lấp quá dầy củ đao sẽ khó nẩy mầm, không để hố trũng sâu, nước đọng gây thối củ giống).

b. Bón thúc, chăm sóc: Giai đoạn cây đao chưa khép tán thì xới, nhổ cỏ sạch không để cỏ dại lấn át đao. Bón thúc lần 1 sau trồng 1,5 đến 2 tháng cây đao cao 20 - 30 cm, có từ 2-3 lá; tiến hành xới cỏ và bón phân với lượng 4 kg kali và 6 - 8 kg đạm cho 1 sào; bón xung quanh gốc đao và tiến hành vun đất vào gốc đao lấp kín phân. Sau 2 tháng, nếu thấy cây còi cọc, vàng lá thì bón bổ sung đạm với lượng 2 - 4 kg. Bón thúc lần 2, bón vào tháng 7, tháng 8; lượng phân bón 6 kg kali và có thể dùng rơm, rạ tủ vào gốc giữ ẩm cho cây.

* Chú ý: Bón thúc lần 2 không nên vun gốc sẽ làm ảnh hưởng tới rễ và củ đao làm giảm năng suất.

4. Thu hoạch: Thời gian thu hoạch tốt nhất vào cuối tháng 11 và tháng 12 dương lịch, khi lá đao bắt đầu khô rạc, củ đao có hàm lượng bột cao tiến hành khai thác phục vụ cho chế biến tinh bột (không thu hoạch muộn hơn vì củ đao sẽ tự giảm bột, trừ diện tích đao được xác định làm giống thì khai thác muộn hơn để có giống cho trồng vụ sau).

* Để giống: Trong quá trình thu hoạch, những củ to, củ cái đem chế biến tinh bột; củ nhỏ đủ tiêu chuẩn giữ lại làm giống cho vụ sau (bảo quản củ giống nơi râm mát, không để củ giống bị khô hoặc bị úng nước).

Nguyễn Thị Hằng (Trung Tâm Khuyến nông Yên Bái)

Các tin khác
Chính phủ ban hành 15 Nghị định quy định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

Chính phủ ban hành 15 Nghị định quy định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện các Hiệp định Thương mại, Hiệp định Đối tác kinh tế.

Gia đình ông Nguyễn Văn Thắng ở thôn Dày 2, xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn mỗi năm cho thu nhập trên 200 triệu đồng từ trồng cây ăn quả có múi.

Với lợi thế có hơn 2.720 ha ruộng nước, hàng năm, nông dân huyện Văn Chấn tích cực đưa các giống lúa chất lượng cao, năng suất cao vào gieo cấy, góp phần bảo đảm an ninh lương thực tại chỗ và tạo ra một số vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao như: Séng cù, Chiêm hương, Bắc hương...

Mô hình trồng quế hữu cơ tại xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên.

Mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, gây ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, song với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, UBND huyện Trấn Yên tiếp tục phát huy những thuận lợi, chỉ đạo, điều hành chủ động, linh hoạt các nhiệm vụ phát triển KTXH, thực hiện thắng lợi chủ đề công tác năm 2022. Kinh tế của huyện tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.

Đồng bào vùng dân tộc thiểu số huyện Văn Yên vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế.

Nhờ triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình, chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số mà đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào từng bước được nâng lên, góp phần để mỗi năm Văn Yên giảm hơn 5% số hộ thoát nghèo bền vững, tạo diện mạo mới trên các miền quê.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục