Yên Bình "không có vùng cấm”, "không có ngoại lệ” trong việc quản lý đất đai

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/1/2023 | 7:46:43 AM

YênBái - Với tinh thần "không có vùng cấm”, "không có ngoại lệ”, xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan, đơn vị, xây dựng lộ trình, thực hiện nghiêm các nội dung kết luận sau thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng, huyện Yên Bình kiên quyết tháo dỡ các công trình vi phạm và xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị có biểu hiện xuê xoa, né tránh, buông lỏng quản lý trong việc quản lý đất đai...

Bí thư Huyện ủy Yên Bình An Hoàng Linh (người thứ 2 từ trái sang) kiểm tra công trình vi phạm xây dựng nhà trái phép trên đất rừng sản xuất tại thị trấn Yên Bình.
Bí thư Huyện ủy Yên Bình An Hoàng Linh (người thứ 2 từ trái sang) kiểm tra công trình vi phạm xây dựng nhà trái phép trên đất rừng sản xuất tại thị trấn Yên Bình.

Thời gian qua, huyện Yên Bình đã tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra, tiến hành tháo dỡ, xử lý vi phạm và tham mưu xử lý vi phạm đối với nhiều đơn vị, cá nhân vi phạm trong vấn đề lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất rừng sản xuất. 

UBND xã Đại Đồng, huyện Yên Bình đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát trên vùng hồ Thác Bà và chủ động liên lạc với các chủ sở hữu các điểm vi phạm để tuyên truyền, vận động, đối thoại với các hộ gia đình lấn chiếm đất rừng sản xuất (RSX). 

Theo bà Phạm Thị Thu Hằng - Chủ tịch UBND xã, toàn xã có 8 tổ chức, cá nhân vi phạm lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất RSX thuộc khu vực các đảo: Thiên Đường, Sao Khuê, đảo Én; các thửa đất số 139 khu vực Gò Mả, số 130 ở thôn Hồng Bàng… đều là các công trình trên hồ Thác Bà. Các hoạt động mua bán, chuyển đổi đất đai diễn ra rất phức tạp, không thông qua giao dịch tại xã; một số chủ sở hữu không phải là người địa phương nên khó khăn trong quá trình kiểm tra, quản lý. 

Chính quyền xã đã chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp, tuần tra, tổ chức các đợt tuyên truyền, vận động người dân địa phương nâng cao nhận thức trong việc sử dụng đất đai đúng mục đích; đối với các hộ dân là người địa phương đều cam kết tự nguyện tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép. Hộ ông Vũ Mạnh Trí ở thôn Hồng Bàng, xã Đại Đồng đã xây dựng nhà sàn trái phép trên đất bán ngập với diện tích 99 m2 từ cuối năm 2021. 

Ông Trí cho biết: "Gia đình dựng nhà tạm trên đất bán ngập để ở và một phần làm chuồng nuôi dê. Khi được chính quyền địa phương tuyên truyền, phân tích, chúng tôi đã nghiêm túc thực hiện tháo dỡ công trình vi phạm”. Đối với các hộ dân từ địa phương khác đến xây dựng, sử dụng đất sai mục đích, UBND xã đã phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện kịp thời xử lý vi phạm hành chính. 

Chủ tịch UBND xã Đại Đồng cho biết: "Chúng tôi kiên quyết yêu cầu các hộ vi phạm sớm phá dỡ công trình, không được tổ chức kinh doanh, quảng cáo trong lĩnh vực du lịch khi chưa đủ điều kiện kinh doanh. Một số hộ chưa tự giác, địa phương sẽ tổ chức tháo dỡ công trình vi phạm theo chỉ đạo của huyện...". 

Trong năm 2022, xã Đại Đồng đã vận động 4 hộ gia đình vi phạm tự nguyện tháo dỡ công trình vi phạm trên đảo Sao Khuê gồm 1 phòng hát cộng đồng, 2 nhà nghỉ; công trình khu vui chơi giải trí nổi trên mặt nước tại khu vực thửa số 130 và công trình của gia đình ông Nguyễn Văn Thắng ở khu vực Gò Mả. 

Xã chỉ đạo tiếp tục rà soát việc khai thác, sử dụng đất đai trên địa bàn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền; tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân cũng như chú trọng quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ, trang thiết bị và chế độ phù hợp cho cán bộ địa chính cấp cơ sở để nâng cao hiệu quả làm việc. 

Kết luận số 212 của Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Bình được thực hiện quyết liệt nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất rừng sản xuất tại địa phương. Cuối tháng 12/2022, đoàn công tác của huyện đã nắm bắt tình hình vi phạm lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất RSX tại địa phương cũng đã xác định 7 trường hợp vi phạm. 


Trên thực tế, công tác giải quyết việc lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất RSX còn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, công tác lãnh đạo, chỉ đạo có mặt còn chưa kiên quyết; công tác phối hợp chưa chặt chẽ, chưa phát huy hết trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan đơn vị, các xã, thị trấn; các đối tượng vi phạm một phần vì chưa hiểu luật pháp, chưa hoàn thành quy trình, hồ sơ pháp lý hoặc cố tình vi phạm...

Đồng chí An Hoàng Linh - Bí thư Huyện ủy Yên Bình cho biết: "Huyện tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm Kết luận số 212-KL/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy với tinh thần "không có vùng cấm”, "không có ngoại lệ”, xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan, đơn vị, xây dựng lộ trình, thực hiện nghiêm các nội dung kết luận sau thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng; kiên quyết tháo dỡ các công trình vi phạm và xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị có biểu hiện xuê xoa, né tránh, buông lỏng quản lý trong việc quản lý đất đai...". 

Điều này được khẳng định khi huyện Yên Bình tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra, tiến hành tháo dỡ, xử lý vi phạm và tham mưu xử lý vi phạm đối với nhiều đơn vị, cá nhân vi phạm trong vấn đề lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất RSX trong thời gian qua. 


Công trình vi phạm xây dựng trái phép trên đất rừng sản xuất tại xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình bị tháo dỡ. 

Thêm vào đó, huyện chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các hộ vi phạm tự nguyện tháo dỡ các công trình vi phạm; quản lý chặt các điểm vi phạm không để phát sinh thêm các công trình mới; tiếp tục thông báo đến chủ sở hữu các công trình sai phạm tự thực hiện các biện phạm khắc phục theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã ban hành. 

Huyện chỉ đạo các ngành chức năng rà soát, củng cố, hoàn thiện hồ sơ sẵn sàng cưỡng chế nếu các hộ vi phạm không hợp tác khắc phục hậu quả theo yêu cầu của quyết định xử phạt vi phạm hành chính; nghiên cứu kiến nghị cấp thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh của các đơn vị sai phạm theo quy định. 

Các cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ, hướng dẫn UBND các xã Đại Đồng, Thịnh Hưng, thị trấn Yên Bình và các xã, thị trấn có liên quan rà soát kỹ lưỡng hồ sơ quá trình xử lý các cơ sở vi phạm; hoàn thiện hồ sơ đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định, xây dựng phương án sẵn sàng cưỡng chế các cơ sở vi phạm (sau ngày 5/2/2023) nếu không hợp tác tự tháo dỡ các công trình vi phạm theo yêu cầu. Huyện cũng đẩy nhanh việc hoàn thiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình thuộc dự án di dân trên địa bàn huyện. 

Huyện cùng đồng thời ban hành Chỉ thị số 10 về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thành bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm của huyện như: Dự án Thủy điện Thác Bà 2, Dự án đầu tư xây dựng Công viên Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Phụ trợ hồ Thác Bà; công trình đường nội thị tứ Cảm Ân, xã Cảm Ân; công trình đường nối Nguyễn Tất Thành với Trung tâm Y tế huyện... 

Có thể thấy, huyện Yên Bình đang quyết tâm giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm, xây dựng nhà trái phép trên đất RSX, đảm bảo thuận lợi cho công tác định hướng phát triển không gian, khai thác tối ưu tiềm năng, lợi thế của huyện cũng như vùng hồ Thác Bà với giá trị cảnh quan mặt nước, cảnh quan rừng núi, môi trường sinh thái, bản sắc văn hóa dân tộc, giá trị phi vật thể và văn hóa tín ngưỡng, giao thông thủy bộ kết nối; hướng tới thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trở thành điểm đến hấp dẫn của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ với các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với văn hóa truyền thống và hệ sinh thái lòng hồ…

Minh Huyền - Hoài Văn

Các tin khác
Mô hình chăn nuôi dê của hộ ông Nguyễn Văn Thanh ở xã Yên Hợp, huyện Văn Yên.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025, huyện Văn Yên được giao tổng nguồn 203,976 tỷ đồng.Những dự án được triển khai trong năm 2022 đã góp phần động viên đồng bào DTTS ở các địa phương trong huyện tích cực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tham gia xây dựng nông thôn mới…

Khuôn viên trung tâm thị trấn Mù Cang Chải sắp được nâng cấp, hướng tới đô thị loại IV.

Huyện Mù Cang Chải đang trong giai đoạn “chuyển mình”, mở rộng khu trung tâm thị trấn nên có rất nhiều công trình, dự án được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng. Do vậy, tổng diện tích đất cần giải phóng mặt bằng (GPMB) khá lớn.

Các ngân hàng thương mại trên địa bàn chuẩn bị đủ lượng tiền mặt để cung ứng cho thị trường dịp tết.

Những ngày áp tết Nguyên đán, câu chuyện về tiền mới, tiền lẻ lại “nóng” lên. Thực tiễn cho thấy, nhu cầu tiền mới để biếu, tặng, mừng tuổi, phát vốn và tiền lẻ còn mới để đi lễ chùa là rất cao, rất nhiều người đã vận dụng mọi mối quan hệ để chuẩn bị được những thếp tiền mới, tiền lẻ, trong đó có cả việc tìm kiếm, liên hệ với những người không quen biết trên mạng xã hội để đổi tiền, nguy cơ đối mặt với rất nhiều rủi ro; chưa kể, cá nhân và tổ chức nào làm dịch vụ đổi tiền thu phí đều vi phạm pháp luật.

Nhiều doanh nghiệp nhận định, nhu cầu tiêu thụ hàng Tết năm nay sẽ khả quan và tăng hơn so với cùng kỳ năm trước.

Tết nguyên đán Quý Mão đã cận kề, đây cũng là thời điểm kinh doanh sôi động nhất trong năm khi nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao. Những ngày giáp Tết, nhiều doanh nghiệp, đơn vị đang “tăng tốc” các hoạt động sản xuất để đưa ra thị trường nhiều sản phẩm chất lượng để phục vụ người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục