Kinh tế Việt Nam 2023: Tận dụng những “cơn gió xuôi” để “vượt gió ngược”

  • Cập nhật: Thứ bảy, 21/1/2023 | 8:31:28 AM

Ngành thể thao Việt Nam đặt mục tiêu kép đối với thể thao phong trào và thành tích cao trong năm mới Quỹ Mão đồng thời xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2030.

Kinh tế Việt Nam trong năm 2023 sẽ đối mặt với nhiều thách thức hơn.
Kinh tế Việt Nam trong năm 2023 sẽ đối mặt với nhiều thách thức hơn.

Dù dự báo tình hình kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ đối mặt với nhiều thách thức, nhiều "cơn gió ngược” nhưng một số chuyên gia kinh tế cho rằng, trong nguy có cơ, Việt Nam vẫn có "cửa hẹp” để có thể đổi chiều chính sách và giải quyết được những khó khăn nội tại, đưa đoàn tàu kinh tế bứt tốc.

Khó khăn bủa vây

Theo TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, năm 2023, nền kinh tế thế giới đối mặt tình trạng suy thoái cục bộ, các quốc gia ứng xử dịch bệnh khác nhau, các động lực như thị trường xuất khẩu, đầu tư bị thu hẹp, tăng chậm lại; du lịch quốc tế phục hồi chậm cùng nhiều "cơn gió ngược” thế giới. Kinh tế thế giới suy thoái sẽ khiến thị trường xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam bị thu hẹp, tăng trưởng chậm lại, du lịch quốc tế phục hồi chậm… Việt Nam dựa nhiều vào thương mại quốc tế và hoạt động xuất khẩu nên khi các biến cố, "cơn gió ngược” xảy ra, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia suy giảm mạnh nhất trong các nước ASEAN.

"Trong bối cảnh tình hình quốc tế bất ổn kéo dài, thị trường hàng hóa, tài chính và thương mại quốc tế dự báo tiếp tục có nhiều biến động khó lường, kinh tế Việt Nam trong năm 2023 được nhận định sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn, khiến chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5% và tỷ lệ lạm phát (CPI) bình quân ở mức 4,5% sẽ là thách thức lớn, đòi hỏi nhiều nỗ lực mới có thể đạt được”, TS Cấn Văn Lực nói.

Đồng tình với quan điểm trên, PGS - TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính cho rằng, thế giới dự báo tăng trưởng toàn cầu chậm lại trong năm 2023. Nhiều quốc gia tiếp tục đối mặt với vấn đề lạm phát. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng. Chưa kể quá trình tái cấu trúc lại nền kinh tế hồi phục lại sau đại dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn có thể sẽ thay đổi trong sản xuất kinh doanh, điều này tác động đến nguồn vốn ngoại rót vào Việt Nam.

"Năm 2023, một số ngành nghề sẽ có tốc độ tăng trưởng chậm lại, lao động giãn ra. Nâng cao năng cao năng suất lao động vẫn là vấn đề khó. Năm 2023, chi phí logistic vẫn tăng do vấn đề về năng lượng, dầu mỏ chưa tìm được tiếng nói chung từ các nước lớn, đẩy chi phí đầu vào tăng”, PGS- TS Đinh Trọng Thịnh nhận định.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh Việt Nam nhập khẩu hàng hoá đến 40% làm đầu vào cho sản xuất sẽ ảnh hưởng rất lớn. Lạm phát tăng lên thông qua nhập khẩu, DN sản xuất hàng hoá giá thành cao hơn, buộc phải đẩy giá bán ra cao hơn.

"Khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng kém hơn năm 2022 thì nhu cầu nhập khẩu linh phụ kiện giảm đi. Tiêu dùng toàn cầu giảm thì nhập khẩu của họ giảm. Điều này khiến cho xuất khẩu kém, kéo tăng trưởng sản xuất trong nước xuống”, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh chỉ rõ.

Trong nguy có cơ

Tuy nhiên, TS Nguyễn Xuân Thành, Đại học FulBright Việt Nam cho rằng, trước những khó khăn, thách thức trong bối cảnh chung thế giới, Việt Nam vẫn có "cửa hẹp” trong năm nay để có thể đổi chiều chính sách và giải quyết được những khó khăn trong nội tại của nền kinh tế Việt Nam khi các điều kiện bên ngoài cho phép.

Ông Thành cho rằng, quý 1 năm nay, Việt Nam sẽ không có con số tăng trưởng kinh tế tích cực, quý 2 có thể lại sẽ tiếp tục khó khăn. Nhưng nhìn vào điều hành chính sách tiền tệ toàn cầu, từ phía Hoa Kỳ, mặc dù FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất, nhưng kể cả kịch bản xấu nhất, hiện nay có thể còn 3 lần tăng lãi suất. Lần 1 vào tháng 2, khả năng FED chỉ tăng 0,25 điểm, thay vì 0,5 điểm. Còn 2 lần tăng lãi suất nữa là vào tháng 3 và tháng 5. Thời điểm đầu tháng 5 khả năng rất cao là lần tăng lãi suất cuối cùng, sau đó sẽ duy trì ở mức đỉnh lãi suất đồng USD trên thị trường liên ngân hàng từ 5-5,25% cho đến cuối năm 2023.

"Như vậy, cuối tháng 5 sẽ có dư địa cho Việt Nam do chúng ta không phải chạy đua lãi suất trong nước với đồng USD, áp lực tỷ giá qua đi. Đấy cũng là dư địa để chúng ta đổi mới chính sách, ổn định vĩ mô”, TS Nguyễn Xuân Thành nói, đồng thời cho rằng, nếu nhìn vào Hoa Kỳ thì "cửa hẹp” rơi vào giữa năm 2023.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thể kỳ vọng vào "cơn gió xuôi” khi Trung Quốc mở cửa: "Năm 2021, khi Việt Nam mở cửa sau đại dịch Covid-19, chúng ta gặp sự hỗn loạn ban đầu, chính sách có thử và sai. Do đó, quý 1 ở Trung Quốc có rơi hỗn loạn nhưng khoảng tháng 4 - 5, Trung Quốc sẽ tự tin hơn vào chính sách mở cửa, tạo cú hích về khôi phục tổng cầu nội địa, tạo cơ hội xuất khẩu cho Việt Nam sang Trung Quốc và du lịch của Trung Quốc vào Việt Nam”.

TS Nguyễn Xuân Thành cho rằng, cửa hẹp để có kết quả không quá xấu năm 2023 là chính sách tiền tệ phải rất chủ động để có khả năng chuyển hướng sang hỗ trợ tăng trưởng, nới lỏng hơn và hạ mặt bằng lãi suất; muộn nhất đến giữa năm 2023.

"Về chính tài khóa, cần linh hoạt, miễn giảm thuế để doanh nghiệp và người dân được hưởng. Để kết nối chính sách tài khóa và tiền tệ, ổn định tài chính, cần ưu tiên ổn định hệ thống ngân hàng; còn thị trường vốn cần dùng giải pháp thị trường”, TS Nguyễn Xuân Thành khuyến nghị.

Nhấn mạnh "trong nguy có cơ”, TS Cấn Văn Lực lưu ý, Việt Nam cần tiếp tục phát huy những động lực tăng trưởng và tối ưu được các nguồn lực sẽ vượt qua thách thức... Biến động bên ngoài càng tăng đòi hỏi nội lực của nền kinh tế càng phải mạnh hơn. Theo các tổ chức quốc tế, cơ hội thúc đẩy kinh tế Việt Nam trong năm 2023 xuất phát từ chính các nguồn lực trong nước gồm: Thực hiện hiệu quả chính sách tài khóa, nâng cao hiệu quả đầu tư công.

"Cần tiếp tục bám sát, dự báo tình hình kinh tế, tài chính-tiền tệ quốc tế để có phương án ứng phó kịp thời; nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp chính sách, nhất là giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và hỗ trợ tăng trưởng. Chính phủ cần quan tâm bảo đảm 4 yếu tố cân bằng giữa kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng; giữa lãi suất và tỷ giá; giữa cân đối ngân sách và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân”, TS Cấn Văn Lực nêu rõ.

(Theo VOV)

Các tin khác

Công ty Điện lực Yên Bái đề nghị người dân tuyệt đối không bắn pháo bông, pháo sáng không bắn các loại pháo giấy có tráng kim loại gần đường dây thiết bị lưới điện và trạm điện; không thả đèn trời, thả diều, đồ chơi - thiết bị bay tại các khu vực có đường dây thiết bị lưới điện và trạm điện

Cửa khẩu Móng Cái.

UBND thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) thông tin, từ ngày 30/1 sẽ dừng dịch vụ lái xe trung chuyển hàng hóa tại cửa khẩu Bắc Luân II và lối mở Km3+4 Hải Yên (thuộc cửa khẩu quốc tế Móng Cái). Lái xe Việt Nam và Trung Quốc được phép điều khiển phương tiện vào bãi kiểm hóa, điểm tập kết phương tiện của hai bên để giao nhận hàng hóa.

Ảnh minh họa.

Hiện nay, phụ tải trên địa bàn các huyện: Văn Yên, Trấn Yên đang có sự tăng trưởng mạnh với nhịp độ khoảng 11,5%/năm. Điều này, đã dẫn đến tình trạng các máy biến áp (MBA) T1 và T2 thuộc trạm biến áp (TBA) E12.1 thường xuyên phải vận hành trong tình trạng đầy tải.

Các sản phẩm OCOP của Yên Bái được trưng bày, giới thiệu tại Hội chợ sản phẩm OCOP, đặc sản các vùng miền và văn hóa ẩm thực năm 2022 tại thị xã Nghĩa Lộ.

Sau 4 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã có sự lan tỏa mạnh mẽ, được các địa phương chủ động triển khai một cách hiệu quả, thành công và trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Đặc biệt, qua chương trình OCOP, các sản vật của Yên Bái được “chắp cánh bay xa”…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục