Hợp tác xã vùng cao cung ứng 300 tấn nấm hương mỗi năm

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/2/2023 | 10:21:57 AM

YênBái - Với diện tích nhà nấm 6.000m2, năm 2023, Hợp tác xã Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu Mù Cang Chải dự kiến sẽ cung ứng ra thị trường hơn 300 tấn nấm hương thương phẩm.

Những giá thể nấm hương tại HTX Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu Mù Cang Chải.
Những giá thể nấm hương tại HTX Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu Mù Cang Chải.

Dư địa thị trường nấm hương còn rất lớn

Được thành lập từ năm 2019, đến nay, mỗi năm Hợp tác xã (HTX) Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu Mù Cang Chải đã cung ứng ra thị trường nhiều sản phẩm nông nghiệp như: Nấm hương, củ dền, rau cải mầm đá… Dự kiến, trong năm 2023, HTX sẽ cung ứng ra thị trường hơn 300 tấn nấm hương thương phẩm.

Mô hình trồng nấm hương trên giá thể mùn cưa đã mang lại lợi ích và hiệu quả kinh tế cao nhất. Từ diện tích 3.000m2 nhà nấm, năm 2023, HTX đầu tư mở rộng lên 6.000m2 đưa vào sản xuất nấm theo quy mô lớn.

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc HTX Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu Mù Cang Chải cho biết: "Tôi là người có đam mê về phát triển nông nghiệp, thời gian rảnh tôi lên mạng tìm hiểu về các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Qua tìm hiểu thi trường, thấy sản phẩm nấm hương rất được ưa chuộng và nguồn cung còn ít nên tôi đã đi tham quan, tìm hiểu một số mô hình trồng nấm hương, đặc biệt là một số mô hình trồng nấm hương theo kỹ thuật của Trung Quốc, Nhật Bản…


Anh Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc HTX Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu Mù Cang Chải đang hướng dẫn công nhân làm việc. 

Với giá thành sản xuất một bịch nấm bên Trung Quốc có giá từ 12.000 - 15.000 đồng, 1kg nấm tươi có giá bán 27.000 - 30.000 đồng, một bịch nấm cho thu từ 700g - 1kg vẫn có lãi. Tại Việt Nam, giá nấm hương tươi từ 65.000 - 70.000 đồng/kg, sự chênh lệch cao về giá bán đã thúc đẩy tôi bắt tay vào nghề trồng nấm hương".

Để chọn Nậm Khắt (Mù Cang Chải, Yên Bái) là nơi phát triển nghề trông nấm hương, anh Hoàng Anh đã đi nhiều nơi để tìm hiểu và nghiên cứu về sinh trưởng phát triển của cây nấm hương. Cao Bằng cũng là một trong số những nơi anh đã đến. Ở Cao Bằng, nấm hương chỉ phát triển mạnh vào 3 tháng cuối năm, thời gian còn lại chỉ để nuôi tơ. Khi đến với mảnh đất Nậm Khắt khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho cây nấm hương phát triển, anh đã quyết định đầu tư phát triển mô hình trồng nấm hương.

Anh Hoang Anh chia sẻ thêm: Nấm hương là loại nấm không hề dễ trồng, yêu cầu điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cho đến môi trường sống phải đạt điều kiện tiêu chuẩn. Để trồng nấm, cần chọn những loài cây không có tinh dầu để làm giá thể trồng nấm, không chứa các chất độc tố dầu mỡ, hóa chất…


Nấm giống được cấy trong các tủ vô trùng đảm bảo quy trình kỹ thuật.

Nấm hương được cấy trong các tủ cấy vô trùng sang túi mùn cưa theo tỷ lệ 2,5 - 3% lượng giống so với nguyên liệu. Thông thường một chai giống 400g thì cấy được từ 20 - 25 túi mùn cưa. Mỗi đợt nuôi trồng thường kéo dài từ 4 - 5 tháng. Trong suốt quá trình chăm sóc, cần chú ý đảm bảo việc tưới nước theo đúng nguyên tắc.

Với quy mô nhà nấm 3.000m2, HTX đã tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 30 lao động địa phương, những ngày mùa còn thuê thêm lao động thời vụ với mức 150.000 đồng/người/ngày. Năm 2023, HTX dự kiến mở rộng thêm 3.000m2. Với quy mô 6.000m2, năm 2023 HTX Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu Mù Cang Chải sẽ sản xuất được từ 50 - 60 vạn bịch nấm, cung ứng ra thị trường từ 250 – 300 tấn nấm thương phẩm.

Liên kết sản xuất, hướng tới xuất khẩu

Năm 2023, HTX Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu Mù Cang Chải đã chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, một số đối tác khu vực Sài Gòn đã ký kết hợp đồng tiêu thụ. Để đảm bảo thị trường tiêu thụ, HTX cũng đang xúc tiến kết nối thêm những đối tác nước ngoài.

Ngoài ra, HTX còn liên kết với HTX Nấm ăn Cao Bằng về chuỗi liên kết sản xuất để đảm bảo nguồn hàng cung ứng đầy đủ cho nhu cầu của đối tác và người tiêu dùng.


Những giá thể đã cấy nấm hương giống được để tập trung đợi sợi nấm phát triển. 

Bà Giàng Thị Say, dân tộc Mông ở bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt phấn khởi cho biết: Từ khi HTX Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu đi vào hoạt động, bà đến xin làm công nhân. Nhờ có HTX, đã tạo công ăn việc làm, giúp bà có thu nhập ổn định. Năm 2022, gia đình bà đã thoát nghèo.

Chị Giàng Thị Phương đang làm việc tại HTX cho hay: "Nhà mình có khoảng 8.000m2 đất nông nghiệp, trước đây mỗi năm chỉ cấy được một vụ lúa, không đủ ăn. Từ khi HTX Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu thành lập, đã thuê toàn bộ diện tích đất của gia đình mình để làm nhà nấm với giá 30 triệu đồng/năm. Số tiền đó mình dùng mua thóc được nhiều hơn gấp 4 - 5 lần so với cấy lúa. Ngoài tiền cho thuê đất, mình xin vào làm cho HTX với mức thu nhập từ 4,5 – 6 triệu một tháng".

Từ ngày HTX được thành lập, đã tạo việc làm ổn định cho khoảng 50 – 60 lao động địa phương. Mọi người không phải đi làm xa, thu nhập ổn định, nhiều người trong xã từ khi vào làm ở đây đã vươn lên thoát nghèo, mua sắm được nhiều đồ dùng có giá trị trong nhà.

Ngoài những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, nguồn lao động địa phương có sẵn, HTX Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu Mù Cang Chải cũng gặp không ít khó khăn như: Mù Cang Chải là huyện vùng cao, chủ yếu những loài cây lá kim sinh trưởng, có tinh dầu nên không thể dùng làm nguyên liệu. Để trồng nấm, toàn bộ nguyên liệu làm giá thể HTX phải nhập về từ Cao Bằng và một số địa phương khác…

(Theo NNVN)

Tags Hợp tác xã vùng cao Mù Cang Chải cung ứng nấm hương

Các tin khác

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 57/CĐ-TTg ngày 19-2-2023 phân công giải quyết vướng mắc, kiến nghị liên quan đến đầu tư, xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong chuyến kiểm tra từ ngày 25 đến 29-1-2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Cán bộ Agribank Chi nhánh huyện Văn Yên, Bắc Yên Bái luôn tận tụy phục vụ khách hàng.

Ông Trần Văn Hiếu - Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh huyện Văn Yên, Bắc Yên Bái cho biết: xác định mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng xuyên suốt, nên Chi nhánh luôn bám sát vào sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, của Agribank cấp trên và diễn biến thị trường; tăng cường đổi mới tác phong, ứng xử của đội ngũ cán bộ, nhân viên, người lao động trong huy động vốn, chú trọng các biện pháp tiếp cận, khai thác nguồn tiền gửi của các tổ chức, khách hàng cá nhân, nhất là nguồn tiền gửi dân cư, các địa bàn nông thôn, địa bàn ít cạnh tranh.

Mô hình chăn nuôi lợn đen bản địa của anh Sùng A Páo ở bản Trống Là, xã Hồ Bốn.

Nhờ thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 69, ngành chăn nuôi của huyện Mù Cang Chải đã có bước chuyển biến mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần không nhỏ cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân.

Bà Bùi Thị Ín, thôn Bồ, xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn chăm sóc đàn lợn được hỗ trợ theo Nghị quyết 69 HĐND tỉnh mang lại hiệu quả cao.

Xác định chăn nuôi là lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế địa phương, để từng bước nâng cao hiệu quả chăn nuôi, những năm qua, cùng với tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi giống, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào trong chăm sóc, phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, huyện Văn Chấn đã vận dụng kịp thời các chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước giúp nhân dân có thêm vốn, động lực đầu tư xây dựng, nâng cấp chuồng trại, tăng đàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục