Ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

  • Cập nhật: Thứ bảy, 25/2/2023 | 8:58:12 AM

Ngày 24/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định số 148/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (tên tiếng Anh là One Commune One Product), gọi chung là Bộ tiêu chí OCOP.

Trưng bày sản phẩm OCOP của tỉnh Bến Tre. Ảnh minh họa
Trưng bày sản phẩm OCOP của tỉnh Bến Tre. Ảnh minh họa

Bộ Tiêu chí OCOP là căn cứ để đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

Các sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm gồm 6 nhóm sản phẩm: Thực phẩm; đồ uống; dược liệu và sản phẩm từ dược liệu; hàng thủ công mỹ nghệ; sinh vật cảnh; dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.

Bộ Tiêu chí của sản phẩm gồm 3 phần: Phần A: Các tiêu chính đánh giá về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng (40 điểm), gồm: Tổ chức sản xuất; phát triển sản phẩm; sức mạnh cộng đồng.

Phần B: Các tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị (25 điểm), gồm: Tiếp thị, câu chuyện về sản phẩm.

Phần C: Các tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm (35 điểm), gồm: Chỉ tiêu cảm quan, dinh dưỡng, tính độc đáo của sản phẩm; tiêu chuẩn sản phẩm; khả năng xuất khẩu, phân phối tại thị trường quốc tế.

Phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm theo Bộ Tiêu chí OCOP. Tổng điểm đánh giá cho mỗi sản phẩm tối đa là 100 điểm và được phân thành 5 hạng. Cụ thể, hạng 5 sao có tổng điểm trung bình đạt từ 90-100 điểm, là sản phẩm đặc trưng, tiêu chuẩn chất lượng cao và hội tụ điều kiện để xuất khẩu; hạng 4 sao có tổng điểm trung bình đạt từ 70 đến dưới 90 điểm, là sản phẩm đặc trưng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và tiếp cận thị trường tốt, có tiềm năng nâng cấp lên hạng 5 sao; hạng 3 sao có tổng điểm trung bình đạt từ 50 đến dưới 70 điểm, là sản phẩm có đặc thù, được quản lý và thương mại ổn định, có thể nâng cấp lên hạng 4 sao; hạng 2 sao có tổng điểm trung bình đạt từ 30 đến dưới 50 điểm, sản phẩm được sản xuất, bước đầu hình thành chất lượng cụ thể, có thể tiếp tục nâng cấp lên hạng 3 sao; hạng 1 sao có tổng điểm trung bình đạt dưới 30 điểm, là sản phẩm sơ khai, chưa được hình thành trong thương mại, có thể nâng cấp lên hạng 2 sao.

Về quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia làm 3 cấp: cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương; Giấy chứng nhận cho các sản phẩm OCOP đạt từ 3-5 sao có giá trị trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn và triển khai thực hiện Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm; Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 8/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số phụ lục Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ vào điều kiện thực tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung khi cần thiết.

Đối với các sản phẩm đã được đánh giá, công nhận theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 trước ngày Quyết định này có hiệu lực, được bảo lưu trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày được công nhận. Đối với sản phẩm được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đánh giá đạt tiềm năng 5 sao, có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 5 sao trước ngày 31/12/2022, tiếp tục áp dụng Bộ tiêu chí theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thường trực Nguyễn Thế Phước cùng đoàn công tác kiểm tra tiến độ thi công Dự án đường nối quốc lộ 32 (thị xã Nghĩa Lộ) với tỉnh lộ 174 (huyện Trạm Tấu)

Ngày 24/2, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn huyện Trạm Tấu.

Giá thép trong nước tiếp tục tăng mạnh (Ảnh: Hoàng Hà)

Giá thép xây dựng trong nước vừa được điều chỉnh tăng mạnh lần thứ 5 liên tiếp. Đáng chú ý, có doanh nghiệp tăng tới hơn 1 triệu đồng mỗi tấn thép. Nhiều doanh nghiệp thép xây dựng vừa thông báo tăng giá sản phẩm thép cuộn CB240, với mức tăng phổ biến từ 150.000-210.000 đồng/tấn (chưa bao gồm thuế VAT).

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái

Sáng 24/2, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì phiên họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) với các địa phương tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 và 2 tháng đầu năm 2023; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.

Ngày 23-2, lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau đã có buổi làm việc với Cục Hàng không Việt Nam và Công ty Bamboo Airways về kế hoạch chuẩn bị khai thác đường bay từ Hà Nội đi Cà Mau và ngược lại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục