Samsung không chuyển dây chuyền sản xuất smartphone khỏi Việt Nam

  • Cập nhật: Chủ nhật, 19/3/2023 | 3:02:01 PM

Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam Choi Joo Ho nói tập đoàn này không chuyển dây chuyền sản xuất smartphone từ Việt Nam sang Ấn Độ.

Nhân viên sản xuất smartphone Samsung trong nhà máy tại Thái Nguyên.
Nhân viên sản xuất smartphone Samsung trong nhà máy tại Thái Nguyên.

Tháng trước, The Korea Herald dẫn nguồn tin cho biết Samsung Electronics quyết định chuyển dần hoạt động sản xuất mẫu flagship của tập đoàn này sang Ấn Độ, trong đó gồm mẫu điện thoại đang sản xuất tại Việt Nam. Việc này để giảm thiểu thiệt hại từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và thâm nhập sâu hơn vào nền kinh tế thứ năm thế giới.

Tuy nhiên, tại buổi gặp lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên mới đây, ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam, khẳng định không chuyển sản xuất smartphone từ Việt Nam sang Ấn Độ.

Ông cho hay, những sản phẩm sản xuất ở Ấn Độ chủ yếu phục vụ thị trường nội địa và một phần nhỏ xuất khẩu sang các nước châu Phi. Còn tại Việt Nam, các mẫu điện thoại sản xuất và xuất khẩu sang 128 nước trên thế giới. Như vậy, sản lượng của Nhà máy Samsung tại Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi sản lượng ở Ấn Độ.

Tổng giám đốc Samsung Việt Nam nói thêm, tập đoàn này cam kết đầu tư lâu dài tại Thái Nguyên và gần đây đã tăng vốn thêm gần 1,2 tỷ USD vào nhà máy Samsung Electro-Mechanics Việt Nam. Số vốn này giúp nâng tổng vốn đầu tư của Samsung tại địa phương này lên 7,5 tỷ USD.

Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 cho thấy Samsung đạt doanh thu 234 tỷ USD, tăng hơn 8% so với 2021. Trong đó, 4 nhà máy tại Việt Nam góp 30% vào tổng doanh thu của doanh nghiệp này. Lợi nhuận của các cơ sở ở Việt Nam khoảng 4,6 tỷ USD.

Samsung Thái Nguyên (SEVT) là nhà máy có doanh thu cao nhất tại Việt Nam của Samsung, khoảng 28 tỷ USD, tăng khoảng 13% so với năm 2021. Mức lãi mà SEVT đem lại cho tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc khoảng 2,1 tỷ USD vào năm ngoái.

Hiện tại, SEVT là nhà máy sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất trên thế giới của Samsung. Năm nay, Samsung tại Thái Nguyên đặt mục tiêu tăng trưởng 5%.

Samsung đã đầu tư 18 tỷ USD vào Việt Nam và đang có kế hoạch nâng lên thành 20 tỷ USD. Theo Phó chủ tịch Samsung Han Jong-hee, tập đoàn này có mục tiêu rõ ràng và sẽ thực hiện hiệu quả các dự án, đẩy mạnh nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn.

(Theo Vnexpress)

Các tin khác
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục