Yên Bình nhiều giải pháp phát triển, chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/3/2023 | 1:49:06 PM

YênBái - Thời gian qua, đi đôi với việc áp dụng khoa học, kỹ thuật (KHKT) vào chăn nuôi, huyện Yên Bình triển khai nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích nông dân phát triển đàn gia súc; tập huấn, chuyển giao ứng dụng khoa học, công nghệ để ổn định chăn nuôi theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò của gia đình chị Bàn Thị Loan ở thôn Khe Cọ, xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình.
Mô hình chăn nuôi trâu, bò của gia đình chị Bàn Thị Loan ở thôn Khe Cọ, xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình.

Mô hình chăn nuôi lợn của anh Hoàng Văn Trí là mô hình kinh tế điển hình ở thôn Gò Chùa, xã Bạch Hà những năm gần đây. Nhờ xây dựng hệ thống chuồng trại kiên cố, đầu tư con giống đảm bảo chất lượng và biết áp dụng tiến bộ KHKT trong chăn nuôi nên đàn lợn của gia đình anh Trí sinh trưởng, phát triển tốt, thu lợi nhuận trên 200 triệu đồng mỗi năm. Hiện nay, gia đình anh chăn nuôi 10 lợn nái, 70 lợn thịt và hàng chục lợn giống. 

Anh Trí cho biết: "Bắt đầu chăn nuôi, tôi được địa phương hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ mua con giống và hướng dẫn làm chuồng trại đúng kỹ thuật; kỹ thuật chăm sóc lợn nái lúc sinh con, chăm sóc lợn sơ sinh và chuẩn bị nguồn thức ăn, phòng bệnh cho đàn vật nuôi mỗi khi thời tiết thay đổi. Sau nhiều lần được hỗ trợ kỹ thuật, gia đình tôi đã nắm vững kiến thức phòng, chống dịch bệnh (PCDB) trong chăn nuôi, nên đàn lợn phát triển ổn định”. 

Bạch Hà là xã phát triển chăn nuôi mạnh của huyện, với trên 8.000 con gia súc các loại; trong đó, đàn lợn có gần 5.700 con và tập trung ở các thôn: Ngòi Lẻn, Gò Chùa, Phai Thao, Hồ Sen. 

Để bảo vệ đàn vật nuôi phát triển ổn định, ông Bùi Xuân Quý - Chủ tịch UBND xã cho biết, xã đã chỉ đạo cán bộ địa chính nông lâm phối hợp với khuyến nông viên cơ sở đến từng hộ để hướng dẫn PCDB và tiêm phòng cho đàn vật nuôi; đồng thời, tổ chức đoàn kiểm tra về PCDB trên địa bàn, đặc biệt tại các  cơ sở kinh doanh giết mổ. 

Cùng đó, xã có diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn, nên địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân tận dụng rơm rạ, trồng thêm sắn, ngô để thêm nguồn thức ăn chăn nuôi. Bởi vậy, trong điều kiện giá thịt lợn thấp như hiện nay, giá thức ăn chăn nuôi cao thì người dân địa phương vẫn đang tận dụng tốt sản phẩm nông nghiệp sẵn có để duy trì đàn vật nuôi.

Ở xã Tân Nguyên, trong thời điểm giao mùa, nắng mưa thất thường rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe đàn vật nuôi, chị Bàn Thị Loan ở thôn Khe Cọ đang chăn nuôi 10 con trâu, bò cho biết: "Ngoài việc thường xuyên tiêu độc, khử trùng chuồng trại, tôi đã chủ động mời cán bộ thú y xã tới tiêm phòng cho đàn vật nuôi và thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của cán bộ khuyến nông viên cơ sở về vệ sinh chuồng trại, đặc biệt là đảm bảo để đàn vật nuôi được ăn no. Với tôi, chăn nuôi gia súc số lượng lớn rất cần sự hỗ trợ của cán bộ chuyên môn”. 

Xã Tân Nguyên hiện có trên 2.000 con trâu, bò, trên 5.000 con lợn. Chăn nuôi trở thành mô hình kinh tế cho thu nhập ổn định của nhiều hộ nhờ gần trục giao thương, hàng hóa luân chuyển thường xuyên. Để phát triển đàn gia súc an toàn, xã thường xuyên tuyên truyền để các hộ chăn nuôi tăng cường PCDB cho đàn gia súc theo chỉ đạo của cấp trên mỗi khi có dịch bệnh xảy ra... 

Theo ông Hoàng Trung Kiên - Phó Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Bình, hiện tại, huyện đã phát triển đàn gia súc chính lên tới trên 127.000 con; trong đó, đàn trâu, bò có trên 40.000 con, đàn lợn trên 80.000 con. Năm 2022, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 13.520 tấn, đem lại nguồn thu ổn định cho nhiều hộ chăn nuôi. 

Để đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi trong năm nay, huyện đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ Hỗ trợ phát triển nông nghiệp thường xuyên phối hợp với các xã, thị trấn rà soát tổng đàn, xây dựng kế hoạch PCDB, đói rét cho vật nuôi. 

Đến giữa tháng 3/2023, Trung tâm đã tiêm được trên 7.100 liều vắc - xin lở mồm long móng cho đàn lợn. Huyện chủ động chỉ đạo các cơ sở làm tốt việc kiểm soát dịch bệnh như: thành lập các chốt kiểm dịch, phun thuốc khử trùng tiêu độc ở những vùng giáp ranh, những khu vực chợ, các trang trại chăn nuôi lớn và các hộ; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân cách chăm sóc, PCDB cho gia súc, gia cầm; thường xuyên cập nhật thông tin thời tiết, thông báo nếu có dịch xảy ra để bà con chủ động ứng phó.

Cùng đó, huyện tiếp tục quan tâm hỗ trợ các hộ chăn nuôi quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa, đặc biệt là nguồn vốn từ Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Hoài Văn

Tags Yên Bình chăm sóc bảo vệ đàn vật nuôi khoa học kỹ thuật hàng hóa Nghị quyết 69

Các tin khác
Thép cuộn, thép dây nhập khẩu vào Việt Nam chịu thuế 6,3%

Bộ Công Thương đã ban hành quyết định thông báo gia hạn áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép cuộn và thép dây nhập khẩu.

Thủ tướng chỉ đạo rà soát các dự án bất động sản để cùng doanh nghiệp xử lý vướng mắc.

Thủ tướng đặc biệt lưu ý các dự án bất động sản có phát hành trái phiếu doanh nghiệp, các dự án bất động sản có bảo lãnh, vay vốn ngân hàng và huy động vốn từ người mua nhà ở.

Nhân dân huyện Văn Chấn tham gia bê tông hóa đường giao thông nông thôn.

Đảng bộ huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các nghị quyết đại hội Đảng các cấp, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhận thức, hành động của cả hệ thống chính trị và lớp nhân dân, sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống.

Người dân đến điểm thu thuế phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2023.

Năm 2023, tỉnh đặt mục tiêu thu ngân sách (TNS) 5.355 tỷ đồng, mục tiêu phấn đấu theo kịch bản là 5.900 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục