Yên Bái bảo đảm an toàn hồ, đập mùa mưa lũ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/4/2023 | 11:02:19 AM

YênBái - Việc chủ động đánh giá và xây dựng phương án sẵn sàng ứng phó, bảo vệ an toàn công trình hồ, đập được coi là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng hiện nay.

Hồ đập Trại Lần, xã Mông Sơn, huyện Yên Bình. (Ảnh: Thủy Thanh)
Hồ đập Trại Lần, xã Mông Sơn, huyện Yên Bình. (Ảnh: Thủy Thanh)

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng có diễn biến phức tạp, cực đoan, nhất là trong mùa mưa lũ. Trong khi đó, các hồ, đập trên địa bàn tỉnh chủ yếu được xây dựng cách đây hàng chục năm, kết cấu bằng đất, chịu tác động của nhiều trận mưa lũ nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho công trình và vùng hạ du.

Chính vì vậy, việc chủ động đánh giá và xây dựng phương án sẵn sàng ứng phó, bảo vệ an toàn công trình hồ, đập được coi là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng hiện nay.

Toàn tỉnh Yên Bái hiện có 2.333 công trình và cụm công trình thủy lợi vừa và nhỏ với diện tích tưới tiêu 25.608,99 ha, trong đó có 133 hồ chứa có dung tích từ 50.000 m3 trở lên và 24 đập thủy điện. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phần lớn các hồ chứa này được xây dựng cách đây trên 30 năm, kết cấu bằng đất, chịu tác động của nhiều trận mưa, lũ nên đập dâng, tràn xả lũ, cống lấy nước bị xuống cấp, lòng hồ bị bồi lắng. 

Bên cạnh đó, ngoài hồ chứa thủy điện Thác Bà được vận hành theo quy trình liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, các hồ chứa thủy điện còn lại đều có dung tích nhỏ, đập tràn tự do nên không có chức năng điều tiết lũ. 


Theo kết quả kiểm tra, quan trắc năm 2023, hiện chỉ có 27/133 hồ thực hiện kê khai, đăng ký an toàn; 16/133 hồ lập, điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành hồ chứa nước; 16/133 hồ lập quy trình bảo trì công trình; 16/133 hồ lập và lưu trữ hồ sơ; 18/133 hồ thực hiện kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước; 16/133 hồ thực hiện bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa đập, hồ chứa nước; 16/133 hồ lập hệ thống cơ sở dữ liệu lên trang Web của Tổng cục Thủy lợi. 

Tuy nhiên, cũng qua kiểm tra, đánh giá cho thấy, các hồ, đập trên địa bàn tỉnh hiện nay đều chưa lắp đặt thiết bị và quan trắc công trình, hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập, bản đồ ngập lụt hạ du cũng như mới đang trong quá trình lập các phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước, ứng phó thiên tai... 


Trước thực trạng trên, tỉnh Yên Bái chủ động đánh giá và xây dựng phương án sẵn sàng ứng phó, bảo vệ an toàn công trình hồ, đập. Theo đó, ngay sau mùa mưa lũ 2022, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tăng cường kiểm tra, quan trắc hiện trạng các công trình đập, hồ chứa để kịp thời phát hiện sự cố và có phương án khắc phục, vận hành an toàn công trình, qua đó đã xử lý, khắc phục hiện tượng lấn chiếm, làm co hẹp không gian thoát lũ của hồ chứa và vùng hạ du. 

Bên cạnh đó, công tác sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa trọng điểm đã cơ bản hoàn thành tiến độ an toàn vượt lũ, chống lũ. Ngoài ra, để chủ động tiêu úng, thoát lũ khi có mưa lớn xảy ra, các hồ chứa thường xuyên vận hành thử các trạm bơm tiêu, cống tiêu, thiết bị phục vụ xả lũ, nạo vét khơi thông hệ thống kênh tiêu; đồng thời, bố trí đủ vật tư, thiết bị dự phòng, bảo đảm kịp thời sửa chữa, thay thế trong các trường hợp có sự cố khẩn cấp. 100% hồ, đập có hệ thống thông tin, cảnh báo cho người dân ở hạ du khi xả lũ và sự cố từ các hồ chứa. 

Bên cạnh việc đánh giá thực trạng an toàn, để chủ động ứng phó với mưa lũ và đảm bảo vận hành an toàn các công trình hồ chứa nước, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, các địa phương tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp an toàn. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến công tác diễn tập phương án ứng phó tình huống khẩn cấp đối với sự cố hồ, đập để hướng dẫn người dân kỹ năng ứng phó với mưa, lũ bất thường. Các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với các địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức người dân trong việc chủ động triển khai kịp thời các biện pháp ứng phó với sự cố mất an toàn hồ, đập; khuyến khích các hộ dân di dời nhà cửa nằm trong vùng nguy hiểm, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản...

Hùng Cường

Tags Yên Bái an toàn hồ mùa mưa lũ

Các tin khác

Một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết 20 là cụ thể hóa Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) theo hướng thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững gắn với quá trình đô thị hóa nông thôn ở những nơi có điều kiện. Trong đó, phát huy vai trò chủ thể, tự nguyện, trực tiếp của người dân trong xây dựng NTM; lấy người dân là chủ thể, đem lại sự chuyển biến tích cực rõ nét tới cuộc sống trực tiếp của mỗi người dân sinh sống ở nông thôn.

Tàu bay A330 của Vietjet đến với đất nước Australia xinh đẹp.

Việc Vietjet chính thức mở đường bay kết nối Melbourne, Sydney với Việt Nam đáp ứng nhu cầu di chuyển, du lịch, công tác và thăm thân của đông đảo khách hàng, kết nối với khu vực.

Lãnh đạo Chi cục Thuế khu vực Trấn Yên - Văn Yên trao đổi về công tác thu ngân sách quý II/2023.

Chi cục Thuế khu vực Trấn Yên - Văn Yên đã tham mưu với UBND 2 huyện chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh triển khai quản lý thuế (QLT) đối với cá nhân kinh doanh (CNKD) năm 2023.

Chị Lường Thị Hoàn, thôn Đêu 2, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ đóng gói sản phẩm OCOP 3 sao thịt lợn sấy.

Nghĩa Lộ đã ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn thị xã năm 2022 thực hiện Quyết định số 1633/QĐ-UBND ngày 21/9/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt Đề án “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục