Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5/2023:

Yên Bái ứng dụng khoa học - công nghệ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/5/2023 | 8:32:19 AM

YênBái - Hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN), nghiên cứu và chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống, sản xuất trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian qua đã góp phần tạo chuyển biến về trình độ sản xuất, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa cho thu nhập cao.

Năm 2021, Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin KH&CN, Sở KH&CN tỉnh Yên Bái đã phối hợp với Viện Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam triển khai đề tài "Sản xuất nấm ĐTHT CORDYCEPS MILITARIS trên giá thể nhộng tằm tại tỉnh Yên Bái". Ưu điểm của phương pháp này là cho năng suất cao, chất lượng tốt, dễ thực hiện. Điều này rất phù hợp với điều kiện của tỉnh bởi Yên Bái là địa phương có nghề nuôi tằm khá phát triển. 


Sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo được nuôi trồng tại Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin KH&CN.

Điều kiện quan trọng để nuôi trồng thành công ĐTHT là sản phẩm phải được nuôi cấy trong điều kiện an toàn vệ sinh nghiêm ngặt. Do đó, Hệ thống phòng nuôi cấy mô của Trung tâm đã được trang bị máy móc thiết bị chuyên dụng, phòng cấy giống, phòng nuôi trồng đáp ứng đủ các điều kiện về ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm không khí, thực hiện nghiêm quy trình khử khuẩn, đảm bảo vô trùng. Đồng thời, đòi hỏi sự tỷ mỷ, cận trọng ở những người thực hiện.

Triển khai trong 3 năm (từ 2021-2023), đến nay  đề tài "Sản xuất nấm ĐTHT CORDYCEPS MILITARIS trên giá thể nhộng tằm tại tỉnh Yên Bái" đã cho ra sản phẩm nấm được đánh giá khá khả quan. Trung tâm đang tích cực quảng bá, giới thiệu để xây dựng thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định.


 Lãnh đạo, cán bộ Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin KH&CN tỉnh Yên Bái kiểm tra tốc độ sinh trưởng của nấm ĐTHT trong phòng lạnh.

Trên địa bàn tỉnh hiện đã có rất nhiều hộ, nhóm hộ sản xuất thành công các loại nấm ăn, nấm dược liệu. Trong đó phải kể đến mô hình nuôi trồng nấm Linh chi do Sở KH&CN triển khai tại xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên với trên 10.200 bịch. Đây là mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng nấm Linh chi trên gỗ keo do Sở KH&CN đã phối hợp với xã Khánh Hòa thực hiện từ  tháng 6/2022. Sở và địa phương chọn 4 hộ tham gia,  hỗ trợ xây dựng lò sấy bịch nấm và các vật tư khác, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật. Đồng thời, phân công cán bộ phụ trách trực tiếp nắm bắt, theo dõi, hướng dẫn việc thực hiện mô hình.

Với vai trò nghiên cứu, thực nghiệm, chuyển giao KHCN, Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin KH &CN tỉnh Yên Bái đã áp dụng công nghệ sinh học xây dựng các mô hình sản xuất nấm và chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp giống nấm chất lượng cao cho các hộ dân trồng nấm trên địa bàn tỉnh. Thay vì sử dụng mùn cưa hoặc các phế phẩm nông nghiệp để làm nguyên liệu trồng nấm Linh chi hay nấm lim xanh theo cách truyền thống, Trung tâm đã nghiên cứu và ứng dụng thành công giải pháp sử dụng gỗ khúc tận dụng từ khai thác rừng trồng để nâng cao hiệu quả nuôi trồng nấm dược liệu.


Từ mô hình sản xuất nấm Linh chi trồng trên giá thể gỗ keo tươi cho hiệu quả cao, Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin KH &CN tỉnh đã chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp giống nấm chất lượng cao cho các hộ dân trồng nấm trên địa bàn tỉnh.

Đảm bảo song song các mục tiêu vừa chuyển giao KHKT cho nhân dân vừa nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ sinh học mới vào sản xuất nấm, Trung tâm đã đầu tư xây dựng trại thực nghiệm với khu vực nhà xưởng rộng gồm nhà nuôi trồng nấm, phòng nuôi cấy mô được trang bị các loại máy móc phục vụ cho hoạt động của đơn vị.

Trong năm 2022, trong 48 nhiệm vụ KHCN được triển khai đã có nhiều nhiệm vụ được đánh giá nghiệm thu loại khá, giỏi. Kết quả nghiên cứu đề tài, dự án khoa học đã được ứng dụng ngay vào thực tiễn sản xuất và đời sống, thiết thực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Ứng dụng khoa học- công nghệ trong sản xuất và đời sống là sự chuyển hóa tất yếu từ những tinh hoa tri thức thành những sản phẩm cụ thể, có tính ứng dụng cao, gắn liền với đời sống thực tiễn đã góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, giá trị sản phẩm và tăng thu nhập của người dân, hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường. Từ đó, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường ở địa phương.

 Thanh Chi – Mạnh Cường

Tags Yên Bái khoa học công nghệ Trung tâm ứng dụng kỹ thuật thông tin KH&CN tỉnh Yên Bái nấm linh chi đông trùng hạ thảo

Các tin khác
(Ảnh minh họa).

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu thay thế kịp thời những cán bộ yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, tiêu cực trong quản lý đầu tư công.

Người dân ngày càng quan tâm tới truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm hàng hóa trước khi tiêu dùng.

Bằng nhiều hoạt động thiết thực, Yên Bái đang từng bước chuẩn hóa hoạt động truy xuất nguồn gốc (TXNG) với mục tiêu đến năm 2025 TXNG được ít nhất 10 nhóm sản phẩm nông - lâm, thủy sản, thực phẩm chủ lực; xây dựng cơ sở dữ liệu về TXNG và kết nối tham gia áp dụng Cổng thông tin TXNG quốc gia tối thiểu 10 nhóm sản phẩm, hàng hóa.

Quang cảnh buổi tập huấn

Huyện Trấn Yên phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Yên Bái vừa tổ chức tập huấn Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP).

Công nhân Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam vận chuyển đá thành phẩm về kho hàng. Ảnh minh họa.

Hiện nay, hàng hóa xuất khẩu của tỉnh Yên Bái đã có mặt gần 90 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó, có khoảng trên 50 thị trường tương đối ổn định, tin cậy và các thị trường xuất khẩu chủ yếu gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục