Trấn Yên tăng 10% năng suất nhờ áp dụng canh tác lúa cải tiến
- Cập nhật: Thứ tư, 24/5/2023 | 3:14:14 PM
YênBái - Vụ xuân 2022 - 2023, huyện Trấn Yên có 258 ha lúa/19 xã áp dụng phương pháp canh tác lúa cải tiến (SRI). Theo đánh giá từ các hộ dân thực hiện mô hình, năng suất lúa tăng ít nhất 20 kg/sào, tăng 10% so với diện tích canh tác truyền thống.
Mô hình canh tác lúa cải tiến SRI của nông dân thôn Kim Bình, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên. (Ảnh:Nguyễn Xuân Hưng)
|
Canh tác lúa cải tiến (SRI) là phương pháp canh tác dựa trên các nguyên tắc kĩ thuật phù hợp giúp cho cây lúa phát triển một cách tốt nhất, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kĩ thuật. Hệ thống canh tác lúa cải tiến là thực hiện tổng hợp các biện pháp (nên còn gọi là thâm canh lúa tổng hợp): quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); quản lý dinh dưỡng và quản lý nước. |
Thành Trung
Tags Trấn Yên canh tác lúa năng suất canh tác truyền thống
Các tin khác
Những năm gần đây, nắm bắt được nhu cầu thị trường trong việc tìm kiếm, tiêu thụ các sản phẩm từ vật nuôi, con đặc sản, nhiều hộ ở xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên đã đầu tư phát triển mô hình nuôi con đặc sản nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Huyện Yên Bình hiện có trên 300ha tre măng Bát độ, được trồng chủ yếu tại các xã: Mỹ Gia, Yên Thành, Xuân Lai, Cảm Nhân; trong đó, trên 200ha đang cho thu hoạch.
Năm 2022, Hán Đà có 290 hộ là hội viên nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi trên các lĩnh vực: trồng cây ăn quả, trồng chè, trồng rừng, chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng...; trong đó, hàng chục hộ có sự hỗ trợ nguồn vốn vay ủy thác qua tổ chức Hội Nông dân.
Ngày 23/5, đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn về thu ngân sách do đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã làm việc tại huyện Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ.