Sau 6 tháng áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp và kiểm soát tại cửa khẩu đối với các loại bún, miến, mì của Việt Nam, từ ngày 27/6 châu Âu sẽ không bắt buộc các sản phẩm của Việt Nam xuất sang khối này phải có giấy kiểm định an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp.
|
Các sản phẩm mì ăn liền, bún, miến của Việt Nam vừa được đưa ra danh mục kiểm soát bằng chứng thư an toàn thực phẩm.
|
Ủy ban châu Âu vừa công bố quy định sửa đổi các biện pháp khẩn cấp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào khối này.
EU đưa các sản phẩm mì ăn liền sản xuất tại Việt Nam từ kiểm soát bằng chứng thư an toàn thực phẩm và kiểm soát tại cửa khẩu (Phụ lục II) sang kiểm tra có tần suất 20% tại biên giới (Phụ lục I).
Quy định chính thức có hiệu lực kể từ ngày 27/6. Theo đó, mì ăn liền Việt Nam xuất khẩu vào EU sẽ không bị bắt buộc đi kèm giấy kiểm định an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Như vậy, sau 6 tháng áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với các loại bún, miến, mì của Việt Nam, đến nay Việt Nam đã thuyết phục được EU đưa những sản phẩm này và các sản phẩm từ gạo ra khỏi danh mục quản lý an toàn thực phẩm. Và 18 tháng sau, tới lượt mì ăn liền được EU chấp thuận đưa khỏi Phụ lục II.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), dù EU đã áp dụng lại kiểm soát mì ăn liền tại cửa khẩu với tần suất 20%, nhưng các cơ quan quản lý và doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt công tác kiểm soát an toàn thực phẩm, tránh trường hợp bị đưa trở lại Phụ lục II như đã từng xảy ra với thanh long.
Ngoại trừ mì ăn liền, hiện các sản phẩm khác của Việt Nam xuất sang EU không thay đổi so với quy định của 6 tháng trước. Trong đó, các mặt hàng nông sản, đậu bắp và thanh long vẫn nằm trong Phụ lục II, với tần suất kiểm tra tương ứng là 50% và 20%.
Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương khuyến cáo doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu mì ăn liền của Việt Nam tiếp tục kiểm soát an toàn thực phẩm, kể cả xem xét áp dụng các biện pháp tự nguyện như tự xét nghiệm tại các phòng thí nghiệm uy tín đối với các lô hàng xuất sang EU.
Trước đó, vào tháng 7/2022, EU phát hiện nhiều sản phẩm mì ăn liền, bánh phở nhập khẩu có dư lượng ethylene oxide (EO) vượt ngưỡng quy định của khối này.
Cụ thể, Đức, đưa ra cảnh báo sản phẩm mì ăn liền hương vị gà, mì ăn liền hương vị cà ri của Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu (TP Thuận An, tỉnh Bình Dương).
Ba Lan cũng có cảnh báo sản phẩm mì ăn liền vị gà của Công ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon) và nước này đã trả lại lô hàng. Trước đó, Malta cảnh báo sản phẩm bánh phở hiệu Nguyễn Gia có mối nguy là sản xuất từ gạo biến đổi gene trái phép nên đã thực hiện biện pháp giám sát và thu hồi sản phẩm.
(Theo TPO)
Những tháng đầu năm, ngành công nghiệp trên địa bàn Yên Bái tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn khi đơn hàng của nhiều doanh nghiệp giảm, chi phí đầu vào không ngừng tăng cao.
Ngưỡng truyền tải công suất trong ngắn hạn trên đường dây 500kV Nho Quan - Nghi Sơn 2 - Hà Tĩnh theo chiều Nam - Bắc đã được nâng lên tới 2.600 MVA trong một số giờ cao điểm nhằm ưu tiên mục tiêu giữ nước cho các hồ thủy điện đa mục tiêu tại miền Bắc.
Bộ Giao thông vận tải đề xuất tăng khung trần giá vé máy bay nội địa với một số nhóm cự ly đường bay dài từ 500 km trở lên, với mức tăng cao nhất thêm 250.000 đồng/chiều so với giá trần hiện hành.
Nắng nóng kéo dài, có đợt cao điểm nhiệt độ lên tới 40oC, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, năng suất của người lao động trong các công ty, nhà máy, phân xưởng… Để kịp thời "giảm nhiệt”, hầu hết các đơn vị, nhất là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trên địa bàn huyện Trấn Yên đều chủ động các biện pháp nhằm tăng cường chống nắng nóng, đảm bảo sức khỏe cho người lao động, duy trì tiến độ sản xuất theo đúng kế hoạch đề ra.