Quy định mới về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/6/2023 | 2:45:06 PM

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định về "Lập và giao kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của quốc gia" (Điều 5) như sau:

Việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công.

Việc lập kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của quốc gia được thực hiện sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia; quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, chủ chương trình chủ trì, phối hợp với chủ dự án thành phần và các cơ quan có liên quan:

Dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ và phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 5 năm của chương trình mục tiêu quốc gia cho các bộ, cơ quan trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đề xuất giải pháp chủ yếu để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

Xây dựng phương án phân bổ và thông báo dự kiến mức vốn sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 5 năm; hằng năm thông báo mức vốn sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 3 năm của chương trình mục tiêu quốc gia cho các bộ, cơ quan trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 5 năm của từng chương trình mục tiêu quốc gia cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền phương án phân bổ, giao kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 5 năm của từng chương trình mục tiêu quốc gia cho các bộ, cơ quan trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định Luật Đầu tư công.

Nguyên tắc quản lý hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung "Nguyên tắc quản lý hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia" (Điều 20).

Theo đó, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện hoạt động phát triển sản xuất là hỗ trợ có điều kiện; thời gian hỗ trợ theo chu kỳ sản xuất hoặc theo thời hạn đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia. Ưu tiên sử dụng ngân sách nhà nước hỗ trợ các dự án, kế hoạch, phương án, mô hình phát triển sản xuất thực hiện trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Chi phí lựa chọn dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất (bao gồm chi phí khảo sát, đánh giá; thành lập hội đồng lựa chọn dự án, mô hình; lựa chọn đơn vị đặt hàng, giao nhiệm vụ; tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ; thẩm định giá trong phương án mua sắm vật tư, hàng hóa, dịch vụ) được tính trong kinh phí thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất hoặc kinh phí thường xuyên của cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất; không vượt quá 5% tổng kinh phí được giao để thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất.

Ưu tiên sử dụng giống cây trồng, vật nuôi và những hàng hóa, dịch vụ khác do người dân trực tiếp sản xuất tại địa bàn triển khai dự án. Đơn giá thu mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tính theo giá thị trường trên địa bàn tại cùng thời điểm, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận tại giấy biên nhận mua bán với người dân.

Các dự án, kế hoạch, phương án, mô hình (gọi chung là dự án) phát triển sản xuất phải đảm bảo tối thiểu 50% người dân tham gia dự án là đối tượng hỗ trợ của các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó ưu tiên nguồn lực hỗ trợ thực hiện dự án có trên 70% người dân tham gia dự án là đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, phụ nữ thuộc hộ nghèo.

Thanh toán, quyết toán nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất căn cứ kết quả nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành theo tiến độ từng năm hoặc giai đoạn.

Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị

Theo Nghị định, điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị là: Dự án, kế hoạch liên kết phải xác định được kết quả về chỉ số tạo việc làm, mức tăng thu nhập, đóng góp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương theo kế hoạch năm và thời điểm kết thúc dự án. Đơn vị chủ trì liên kết và các đối tượng liên kết phải có hợp đồng hoặc biên bản hợp tác về đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, thu mua, tiêu thụ sản phẩm.

Nội dung hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản chương trình phù hợp với từng chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó ưu tiên thực hiện các nội dung hỗ trợ đối tượng liên kết: Đào tạo kỹ thuật sản xuất; tập huấn nghiệp vụ quản lý, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường. Chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi. Vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng, vật nuôi. Quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước: Hỗ trợ tối đa không quá 80% tổng chi phí thực hiện một dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn đặc biệt khó khăn; không quá 70% tổng chi phí thực hiện một dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khó khăn; không quá 50% tổng chi phí thực hiện một dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia.

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Người dân xã Khánh Thiện thu hoạch lúa nếp đặc sản Lào mu làm cốm. (Ảnh: T.L)

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, với quyết tâm chính trị cao và sự tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo theo hướng trọng tâm, trọng điểm, sát thực, hiệu quả, Đảng bộ huyện Lục Yên đã tạo được sự thống nhất, triển khai thực hiện toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, tạo đà quan trọng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XXII Đảng bộ huyện.

Các hộ chăn nuôi, nhất là các trang trại thường xuyên tổ chức phun tiêu độc chuồng trại và môi trường xung quanh khu vực chăn nuôi, hạn chế dịch bệnh phát sinh.

Trong thời gian qua, công tác giám sát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh được duy trì thường xuyên, chủ động, kịp thời. Đến nay, Yên Bái không để xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi, thủy sản như: Cúm gia cầm, viêm da nổi cục, lở mồm long móng, dịch tả lợn Châu Phi, dại, bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép…

Nhờ được hỗ trợ vốn theo Nghị quyết 69, đến nay, ông Hờ Cáng Sang, bản Thào Chua Chải, xã Chế Cu Nha có 13 con trâu, hàng năm thu nhập trên 100 triệu đồng.

Phát huy lợi thế của địa phương, thời gian qua, huyện Mù Cang Chải đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, qua đó góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân.

Người dân xã Tân Lập, huyện Lục Yên chăm sóc lúa hè thu

Vụ mùa năm 2023, Yên Bái phấn đấu tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 137.195 tấn; trong đó, diện tích lúa mùa gieo cấy là 21.960 ha, sản lượng đạt 107.000 tấn. Sản xuất ngô đạt trên 8.700 ha, sản lượng trên 30.200 tấn; các loại rau màu đạt trên 4.300 ha; sản lượng chè búp tươi cả năm đạt 68.500 tấn; sản lượng cây ăn quả các loại đạt 55.000 tấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục