Quốc hội yêu cầu Chính phủ nghiên cứu tăng mức giảm trừ gia cảnh

  • Cập nhật: Thứ hai, 3/7/2023 | 8:35:30 AM

Quốc hội yêu cầu Chính phủ nghiên cứu phương án tăng mức giảm trừ gia cảnh với thuế thu nhập cá nhân. Đồng thời, sớm báo cáo lộ trình cải cách tiền lương.

Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV bế mạc hôm 24-6
Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV bế mạc hôm 24-6

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành nghị quyết kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV.

Kịp thời giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng

Theo đó, Quốc hội yêu cầu Chính phủ phối hợp với các cơ quan tiếp tục triển khai đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra.

Đồng thời, theo dõi sát diễn biến, dự báo tình hình trong nước và thế giới, có giải pháp chính sách nhanh nhạy, phù hợp, giải pháp điều hành sát thực tiễn, cụ thể, khả thi và tổ chức thực hiện quyết liệt...

Trong đó, điều hành chính sách tài khóa có trọng tâm, trọng điểm; nghiên cứu phương án điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với thuế thu nhập cá nhân; linh hoạt trong điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu.

Đề xuất giải pháp chính sách phù hợp đối với cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu, thuế các bon. Kịp thời giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.

Tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương, báo cáo Quốc hội lộ trình cải cách chính sách tiền lương tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, chính sách vĩ mô khác để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định nền tảng vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế hợp lý. Điều hành lãi suất phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường quản lý, giám sát các thị trường chứng khoán, bảo hiểm, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản.

Khẩn trương xử lý các bất cập trong tư vấn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, môi giới, bán chéo bảo hiểm nhân thọ; thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ, tập trung vào loại hình bảo hiểm liên kết đầu tư.

Kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng sử dụng vốn; bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.

Quốc hội yêu cầu không để làm phát sinh thủ tục, "giấy phép con"

Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền phù hợp đi đôi với tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát.

Đề cao trách nhiệm người đứng đầu, khắc phục kịp thời, hiệu quả tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức, xử lý nghiêm các vi phạm.

Sớm đề xuất ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy định cụ thể cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Tăng cường cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, tiếp tục rà soát cắt giảm các điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành thông tư, văn bản hướng dẫn.

Không để làm phát sinh thủ tục, "giấy phép con", tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mới không phù hợp, thiếu tính khả thi.

Tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc trong công tác kiểm định xe cơ giới và việc bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy. Khắc phục kịp thời, căn cơ tình trạng thiếu điện, bảo đảm an ninh năng lượng.

Tháo gỡ triệt để khó khăn, vướng mắc trong công tác đấu thầu, mua sắm và giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế; nâng cao chất lượng công tác khám bệnh, chữa bệnh.

Bên cạnh đó, Quốc hội yêu cầu xử lý có hiệu quả các bất cập về sách giáo khoa, tình trạng thừa, thiếu giáo viên, thiếu trường học, lớp học.

Bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định trật tự, an toàn xã hội gắn với ổn định sinh kế, nhất là tại khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; chủ động ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ, dịch bệnh…

(Theo TTO)

Các tin khác
Giá lợn hơi có xu hướng tăng trở lại.

Trong tuần này giá lợn hơi cả nước đã tăng từ 1.000 - 3.000 đồng/kg. Trong đó, giá lợn hơi cao nhất đạt 64.000 đồng/kg, mức giá cao nhất trong vòng 1 năm trở lại đây.

Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh giới thiệu các sản phẩm OCOP của tỉnh với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Các địa phương đã xây dựng, phát triển được gần 200 sản phẩm OCOP. Với mẫu mã, bao bì đẹp, bắt mắt, chất lượng đảm bảo, các sản phẩm OCOP này được người dân trong, ngoài tỉnh tin tưởng sử dụng và đang từng ngày khẳng định thương hiệu nông sản Yên Bái.

Nông dân xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên huy động tối đa công suất máy gặt, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa đông xuân để sản xuất lúa mùa sớm.

Vụ mùa 2023, toàn tỉnh Yên Bái phấn đấu gieo cấy 21.960 ha lúa. Ngay sau khi thu hoạch lúa vụ xuân, các địa phương tập trung huy động nhân lực và phương tiện đẩy nhanh tiến độ sản xuất lúa mùa trong khung thời vụ tốt nhất.

Công ty cổ phần Yên Thành, huyện Yên Bình là một trong số ít doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường CPTPP. Trong ảnh: Công nhân Công ty cổ phần Yên Thành phân loại măng xuất khẩu.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có khoảng 90 doanh nghiệp (DN) hoạt động xuất, nhập khẩu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục