Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:

Yên Bái giảm hộ nghèo cao hơn mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/7/2023 | 10:07:40 AM

YênBái - Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và triển khai các giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phương, góp phần đạt tỉ lệ giảm hộ nghèo cao hơn mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh giám sát tình hình triển khai hỗ trợ máy móc, nông cụ phục vụ sản xuất cho các hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn.
Đoàn giám sát của HĐND tỉnh giám sát tình hình triển khai hỗ trợ máy móc, nông cụ phục vụ sản xuất cho các hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn.

Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặt mục tiêu đến năm 2025, mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo trong các dân tộc thiểu số, tỷ lệ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn giảm bằng 1,5 lần so với mức giảm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh… 

Để thực hiện mục tiêu này, thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân và triển khai các giải pháp thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phương. 

Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Yên Bái được Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ triển khai thực hiện 3 CTMTQG với tổng mức vốn đầu tư phát triển trung ương hỗ trợ 2 đợt là 2.552,863 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% vốn đầu tư toàn tỉnh giai đoạn 2021-2025. 

Riêng CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi  là 1.384,7 tỷ đồng, chiếm 54% tổng vốn đầu tư ngân sách Trung ương thực hiện các CTMTQG giai đoạn 2021-2025 của tỉnh; trong đó, giai đoạn 2021 - 2023 là 1.195,5 tỷ đồng. 

Đến nay, vốn đầu tư thực hiện đã triển khai thực hiện 218 công trình, trong đó chủ yếu tập trung vào lĩnh vực giao thông, thủy lợi, giáo dục, văn hóa; thực hiện và giải ngân đạt gần 400 tỷ đồng, bằng 66% kế hoạch. Vốn sự nghiệp thực hiện đạt 31 tỷ đồng, bằng 10% kế hoạch, tập trung chủ yếu thực hiện một số nội dung như hỗ trợ nước phân tán, mua sắm nông cụ máy móc; phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch... 

Hết năm 2022, kết quả rà soát việc triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo các CTMTQG đã đạt nhiều kết quả tích cực: giảm tỷ lệ hộ nghèo 5,15% so với năm 2021, trong đó số hộ nghèo dân tộc thiểu số là 24.693 hộ, chiếm tỷ lệ 86,84% trong tổng số hộ nghèo. Toàn tỉnh có 13 xã khu vực III và 7 xã khu vực II được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới của cả tỉnh lên 99/150 xã. 

Riêng đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỷ lệ hộ nghèo giảm 8,1%, cao hơn so với mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao (5%); số thôn có nhà văn hóa đạt 96,8%. Số xã ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn là 13/59 xã, tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm được rải nhựa hoặc bê tông đạt 100%; tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa đạt 95,5%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt 97,6%. Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 93,5%.

Đồng chí Trần Xuân Thủy - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: "Để tiếp tục thực hiện tốt CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng mục tiêu của Chương trình nhằm thay đổi nhận thức về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; khơi dậy ý chí tự lực, tự cường vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là hộ dân tộc thiểu số nghèo. 

Cùng với đó, tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, các dự án sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về tính khả thi, hiệu quả; tăng cường kiểm tra, giám sát trong việc triển khai thực hiện Chương trình. Công khai, minh bạch trong quản lý đầu tư công, phát hiện kịp thời những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản của Chương trình”.

Thanh Chi

Tags Yên Bái Chương trình mục tiêu quốc gia đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thu nhập bình quân

Các tin khác
Công nhân Công ty Cổ phần Yên Thành trong giờ sản xuất.

Là đươn vị đầu ngành, những năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Yên Bái đã có nhiều hoạt động thúc đẩy nông nghiệp hội nhập mang lại hiệu quả thiết thực đối với các mặt hàng nông - lâm sản xuất khẩu của địa phương.

Gia đình anh Trần Văn Quy chăm sóc cặp bò được hỗ trợ sinh kế từ các nhà hảo tâm.

Thời gian qua, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đặc biệt là các hoạt động hỗ trợ, đạt kết quả rõ rệt trong giảm tỉ lệ hộ nghèo.

Người dân thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên tình nguyện dỡ bỏ tường rào kiên cố, hiến đất để mở rộng tuyến đường giao thông nông thôn.

Trong hơn 2 năm qua, toàn huyện Văn Yên đã có gần 3.500 hộ gia đình hưởng ứng, tham gia phong trào “Dịch rào hiến đất”, hiến 780.179 mét vuông đất với tổng giá trị quy đổi 87,1 tỉ đồng.

May mặc là 1 trong 6 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng có chỉ số giá tăng trong tháng 6

Giá lương thực, thực phẩm tăng, giá điện, nước sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng kéo dài là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2023 tăng 0,43% so với cùng kỳ tháng 5/2022

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục