39 địa phương có tỷ lệ giải ngân đầu tư công đạt trên 35%

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/8/2023 | 9:16:37 AM

Bộ Tài chính cho biết, tỷ lệ ước giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng kế hoạch năm 2023 đạt 35,49% kế hoạch. Trong đó, 12 Bộ, cơ quan trung ương và 39 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 35%.

Bộ Tài chính vừa có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN lũy kế 6 tháng, ước thực hiện 7 tháng kế hoạch năm 2023.

Theo đó, lũy kế thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/6/2023 là 213.083,7 tỷ đồng, đạt 28,26% kế hoạch (754.047,2 tỷ đồng) và đạt 30,14% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (707.044,2 tỷ đồng).

12 Bộ, cơ quan trung ương và 39 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 35%

Theo báo cáo, ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/7/2023 là 267.625,2 tỷ đồng, đạt 35,49% kế hoạch, đạt 37,85% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Tỷ lệ ước giải ngân 7 tháng kế hoạch năm 2023 đạt 35,49% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tỷ lệ giải ngân đạt 37,85%, tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2022 đạt 34,47%. Trong đó vốn trong nước đạt 38,53%, vốn nước ngoài đạt 21,47%.

Bộ Tài chính cũng cho biết, có 12 Bộ, cơ quan trung ương và 39 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 35%. Một số Bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Đồng Tháp (58,29%), Tiền Giang (56,30% ), Long An (54,29%), Ngân hàng phát triển (100%), Ngân hàng nhà nước (63,38%), Ngân hàng chính sách xã hội (62,75%), Viện Khoa học công nghệ Việt Nam (47,14%).

Có 40/52 Bộ, cơ quan trung ương và 24/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 35%, trong đó có 32 Bộ, cơ quan trung ương và 4 địa phương chỉ giải ngân được dưới 20% kế hoạch vốn.

Tập trung tháo gỡ vướng mắc để triển khai hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công

Bộ Tài chính cho biết, trên cơ sở tổng hợp các vướng mắc theo báo cáo 7 tháng của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Bộ nhận thấy còn tồn tại một số vướng mắc như:

Một số dự án chưa đủ thủ tục đầu tư, chưa phân bổ vốn và giải ngân kế hoạch năm 2023; một số Bộ, cơ quan trung ương đang đề nghị điều chỉnh giảm kế hoạch năm 2023 nên không thực hiện việc phân bổ và giải ngân trong kế hoạch năm 2023.

Các dự án sử dụng vốn nước ngoài chậm tiến độ do quy trình thực hiện đầu tư mua sắm thiết bị nguồn vốn ODA có nhiều thủ tục và cần nhiều thời gian; phát sinh vướng mắc trong quá trình lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu do một số thiết bị tiên tiến chưa có báo giá trên thị trường để phục vụ cho công tác thẩm định giá.


Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương tập trung chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc để triển khai nhanh, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm về giải ngân vốn đầu tư công, rà soát tổng hợp nhu cầu điều chỉnh kế hoạch vốn ngân sách trung ương.

Chủ động thực hiện điều chỉnh kế hoạch vốn kịp thời từ các dự án chậm giải ngân sang dự án có nhu cầu bổ sung vốn và có khả năng giải ngân theo đúng quy định.

Đồng thời khẩn trương phân bổ kế hoạch năm 2023 sau khi Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025; giao bổ sung vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Đối với 3 dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc: Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng: Đề nghị Bộ Giao thông vận tải và các địa phương căn cứ nhu cầu bố trí vốn cho từng dự án thành phần trong kế hoạch năm 2023 từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021, khẩn trương làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền giao kế hoạch vốn năm 2023 cho các dự án thành phần để thực hiện.

(Theo mekongasean)

Các tin khác

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đến ngày 1/8, 74 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp (không kịp hưởng cơ chế giá FIT ưu đãi) đã gửi hồ sơ đàm phán giá, 62 dự án đề xuất giá tạm.

Việc lợn nhập lậu liên tục tuồn vào Việt Nam khiến giá lợn trong nước rơi vào tình trạng chưa tăng đã giảm.

Thủ tướng yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng công an, bộ đội biên phòng, hải quan, Ban chỉ đạo 389 tăng cường các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn hành vi vận chuyển, buôn bán lợn nhập lậu qua biên giới, giám sát chặt các cơ sở thu gom, giết mổ gia súc tại những khu vực này.

Bộ Công Thương tiếp tục có chỉ đạo

Trước bối cảnh một số nước (Ấn Độ, UAE, Nga) cấm xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương tiếp tục có văn bản chỉ đạo về vấn đề này.

Đoàn công tác liên ngành kiểm tra tiến độ thi công và thiết kế công trình kè Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ.

Là một tỉnh miền núi, có địa hình đồi núi dốc, chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, các công trình thuỷ lợi của Yên Bái có quy mô nhỏ, phân bố phân tán xa khu dân cư, thường xuyên bị bồi lắng, sạt lở, hư hỏng về mùa mưa lũ nên việc kiểm tra, quản lý vận hành, sửa chữa gặp nhiều khó khăn. Yên Bái hiện có 133 hồ chứa nước có dung tích từ 50 nghìn đến 3 triệu m3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục