Kinh tế còn đối diện khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ

  • Cập nhật: Thứ bảy, 5/8/2023 | 2:26:27 PM

Sáng 5/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ

Tại phiên họp, Chính phủ tập trung thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội; phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia; kết quả xử lý kiến nghị, đề xuất của các địa phương gửi đến các đoàn công tác của thành viên Chính phủ và những vấn đề quan trọng khác.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát những khó khăn, thách thức khi tình hình quốc tế, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp. Trong đó xuất hiện một số rủi ro, thách thức mới về an ninh lương thực toàn cầu khi Nga, Ấn Độ ngừng xuất khẩu gạo để bảo đảm an ninh lương thực trong nước, ảnh hưởng đến nguồn cung gạo trên thế giới. Nguồn cung dầu thô tiếp tục bị thu hẹp, đẩy giá dầu tăng cao nhất kể từ tháng 4/2023.

Ở trong nước, Thủ tướng đánh giá, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi khi phải chống chịu với sức ép từ cả bên trong và bên ngoài, nhiều vấn đề tồn tại, yếu kém kéo dài nhiều năm.

Trong bối cảnh đó, các cấp, các ngành, các địa phương đã nỗ lực vượt bậc, triển khai quyết liệt, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp đề ra. Nhờ đó, tháng 7 và 7 tháng đầu năm, kinh tế, xã hội cơ bản thực hiện được các mục tiêu tổng quát đề ra với kết quả tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước.

Bước vào tháng 8, nền kinh tế tiếp tục có nhiều dấu hiệu khởi sắc tích cực, nhất là nền tảng kinh tế vĩ mô thuận lợi, tình hình chính trị - xã hội ổn định, hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả, môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận, phân tích kỹ, khách quan, trung thực, đánh giá toàn diện tình hình kinh tế - xã hội, từ đó đưa mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, hiệu quả.

Không ban hành các quy định mới làm phát sinh chi phí

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Chính phủ cho thấy, kinh tế - xã hội tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng còn đối mặt nhiều khó khăn. Xuất khẩu 7 tháng giảm 10,6%, nhất là nhóm hàng chủ lực như điện thoại, điện tử, dệt may, da giày, thủy sản. Việc tiếp cận vốn khó khăn, dư nợ tín dụng đến ngày 21/7 chỉ tăng 3,96%; trái phiếu doanh nghiệp phát hành giảm 78% so với cùng kỳ 2022.

Trong khi đó, thủ tục hành chính một số lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp; một số cơ chế, chính sách, quy định pháp luật chậm được sửa đổi...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị cần quyết liệt cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, không ban hành các quy định mới làm phát sinh chi phí, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính... Tập trung khai thác hiệu quả thị trường trong nước, phát triển du lịch bền vững, tháo gỡ thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn; đẩy mạnh vốn đầu tư công…

(Theo TPO)

Các tin khác
Công nhân Công ty cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái trong dây chuyền sản xuất giấy đế (ảnh tư liệu: Báo Yên Bái)

Công ty sản xuất giấy hàng mã duy nhất trên sàn chứng khoán có biên lợi nhuận sau thuế tới 19%. Hiểu đơn giản, cứ 100 đồng doanh thu bán hàng, đơn vị thu về lãi ròng 19 đồng.

Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo bộ, ngành rà soát, điều chỉnh chính sách liên quan đến giá, phí vận tải (phí sử dụng đường bộ, hạ tầng cảng biển, lệ phí ra vào cảng biển...), phân cấp, phân quyền cho địa phương trong hoạt động đầu tư, khai thác hạ tầng nhằm tiếp tục kéo giảm tỷ lệ chi phí logistics.

Các tổ chức Đoàn trong toàn tỉnh đã có nhiều hình thức hỗ trợ phù hợp với nhu cầu thực tế của thanh niên trong quá trình khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Yên Bái hiện có trên 185 nghìn người từ 16 – 30 tuổi, chiếm khoảng gần 22% dân số toàn tỉnh. Trong đó, nữ thanh niên chiếm 47,1%, thanh niên đang đi học chiếm 17,1%, thanh niên là dân tộc thiểu số chiếm 65,9%, thanh niên trực tiếp tham gia lao động chiếm 76%; bằng 27,1% tổng số lao động toàn tỉnh.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh

Việc thu hồi đất nông nghiệp làm nhà ở thương mại dẫn đến tình trạng bồi thường cho dân bằng giá đất nông nghiệp thấp hơn nhiều lần so với giá nhà ở thương mại sẽ gây thiệt thòi cho người dân và nhiều hệ lụy cho xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục