Doanh nghiệp gỗ ''kêu cứu'' tới Chủ tịch Quốc hội về chậm trễ trong hoàn thuế

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/8/2023 | 2:49:42 PM

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) vừa có văn bản “kêu cứu” tới Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ về đề nghị Quốc hội xem xét và tháo gỡ vướng mắc trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT).

Các doanh nghiệp gỗ kiến nghị Chủ tịch Quốc hội xem xét, tháo gỡ vướng mắc trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới hoàn thuế VAT.
Các doanh nghiệp gỗ kiến nghị Chủ tịch Quốc hội xem xét, tháo gỡ vướng mắc trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới hoàn thuế VAT.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc hoàn thuế VAT.

Mặc dù đã có rất nhiều chỉ đạo từ Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và nhiều đề xuất và kiến nghị của Bộ NN&PTNT, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam và các chi hội trực thuộc, và các cục thuế địa phương, nhưng cho tới nay, các doanh nghiệp ngành gỗ vẫn chưa được hoàn thuế.

Việc doanh nghiệp không được hoàn thuế chủ yếu do sự bất cập trong quy định tại văn bản số 2124/TCT-TTKT ban hành ngày 22/5/2020 và văn bản số 633/TCT-TTKT ban hành ngày 7/03/2022 của Tổng cục Thuế quy định về thanh kiểm tra trong việc hoàn thuế đối, trong đó có việc xác minh nguồn gốc tới người trồng rừng.

Ngoài các bất cập đã nêu trên, các doanh nghiệp ngành gỗ cho rằng, hiện hai công văn số 2124/TCT-TTKT ngày 22/5/2020 và công văn 633/TCT-TTKT ngày 7/3/2022 có dấu hiệu trái với các văn bản quy phạm pháp luật, vì các công văn này buộc tất cả các cục thuế và chi cục thuế tại các địa phương phải tuân theo hướng dẫn nghiệp vụ thanh/kiểm tra trong Tổng cục Thuế.

Thời hạn hiệu lực của văn bản số 633/TCT-TTKT đã hết, nhưng vẫn sử dụng làm căn cứ trích dẫn trong các văn bản xác minh nguồn gốc của các cục thuế và chi cục thuế gửi các bên liên quan.

Vì vậy, "nếu các công văn này không được bãi bỏ/sửa đổi, bổ sung thì các vướng mắc trong hoàn thuế sẽ không được giải quyết triệt để", doanh nghiệp phản ánh.

Theo các doan nghiệp, điều đó dẫn tới, doanh nghiệp nộp hồ sơ hoàn thuế VAT vẫn sẽ không được hoàn. Chính bất cập quy định tại các công văn này (mặc dù công văn đã hết hiệu lực thi thành nhưng vẫn được áp dụng triển khai) đã gây khó khăn cho doanh nghiệp và trở ngại cho các cơ quan thuế tại địa phương khi tiến hành hoàn thuế cho doanh nghiệp ngành gỗ.

Theo đó, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam kiến nghị Chủ tịch Quốc hội xem xét và có các quyết định phù hợp để giúp doanh nghiệp ngành gỗ được hoàn thuế kịp thời, tránh được nguy cơ phá sản, tăng cường hiệu quả kinh doanh rừng trồng, góp phần tạo công ăn việc làm và cải thiện thu nhập cho một bộ phận rất đông dân cư nông thôn.

(Theo vnbusiness.vn)

Các tin khác
Mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói bị cảnh báo do tỷ lệ giám sát sau cấp phép thấp. Ảnh minh họa là một vùng trồng mít tại ĐBSCL.

Mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói có tỷ lệ giám sát sau khi được cấp phép thấp, khiến tình trạng vi phạm xảy ra nhiều và kéo dài. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến trái cây của Việt Nam liên tục bị các nước nhập khẩu cảnh báo.

Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 24/8, lãnh đạo Sở Công thương Yên Bái chủ trì Hội nghị nắm bắt tình hình, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến nông lâm sản trên địa bàn; triển khai các giải pháp đẩy mạnh hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh.

Cán bộ và nhân dân xã Đại Đồng tham gia làm đường giao thông nông thôn.

Phát huy những tiềm năng, lợi thế sẵn có, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đại Đồng (Yên Bình) đang nỗ lực chung sức, đồng lòng, tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

Ảnh minh họa

Theo Quyết định 22/2023/QĐ-TTg, từ 10-10, người chấp hành xong án phạt tù được vay tối đa 100 triệu đồng để sản xuất, kinh doanh nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục